Khăn rằn Nam Bộ miệt quê nhà
Thí sinh Hoa hậu Việt Nam duyên dáng với áo bà ba | |
Quá trình ra đời chiếc khăn lụa của Hermes |
Xưa! thị trấn quê tôi có một nhánh nhỏ con sông Hậu chảy ngang. Trên đoạn sông ấy cách chừng mươi thước là có một cây cầu bến nước. Những cây cầu này là nơi cư dân tắm giặt.
Những buổi chiều, thường là như vậy, sau một ngày lao động vất vả, người ta tới cầu bến nước tắm táp. Đàn ông bận quần cụt. Đàn bà con gái bận nguyên bộ bà ba. Ai trong họ tới cầu bến nước cũng đều song hành cùng với chiếc khăn rằn Nam Bộ dùng để tắm.
Khăn rằn hình chữ nhật bề ngang khoảng năm tấc, bề dài chừng hơn một thước. Khăn được dệt bằng những sợi chỉ mỏng tốt đã ngâm hồ bột gạo rồi nhuộm màu trước khi phơi khô.
Nhờ vậy mà từng sợi chỉ được se chặt không xổ lông và nhất là không đứt trong quá trình dệt, dù dệt bằng tay. Khăn thường có hai màu đen và trắng với nhiều ô vuông nhỏ. Về sau có thêm một vài màu nữa như màu đỏ hường hoặc màu xám nâu.
Phụ nữ lúc nào cũng duyên dáng với bộ bà ba cùng chiếc khăn rằn trên người. Ảnh: T.L |
Khăn rằn còn được người dân quê tôi, đàn ông quấn ngang trán để khi làm việc nặng nhọc mồ hôi tươm trên mặt, dùng đuôi khăn lau sạch. Phụ nữ quấn khăn quanh cổ thả hai đầu khăn xuống trước ngực, cũng dùng để lau mồ hôi riêng các bà ăn trầu thì dùng một mép đuôi khăn lau miệng sau khi nhổ cổ trầu.
Trong trời nắng nóng, đàn ông thường trùm khăn trên đầu rồi quấn gọn lại, thả hai đầu khăn ngắn trước trán. Phụ nữ thì trùm khăn trên đầu rồi xếp chồng từng đầu khăn lên nhau trên đỉnh đầu sao cho khi làm lụng khăn không bị sút.
Trong kháng chiến, khăn rằn được các nữ du kích khéo tay rút chỉ hai đầu khăn khoảng một gang tay rồi may chặt lại phần khăn còn lại cho không bị sút xổ. Với chiếc khăn này, các cô xem như một vật trang sức. Mà quả thật đẹp. Lại càng đẹp hơn khi lúc nào các cô cũng bận bộ bà ba đen truyền thống.
Khăn rằn ngày nay không bó hẹp trong phạm vi miền Tây mà thường xuất hiện cùng các chàng trai, cô gái trong các chuyến dã ngoại hay các dịp lễ quan trọng.
Theo Cúc Tần/ danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40