"Khai tử" công viên nước lớn nhất Hà Nội: Không chỉ là sự lãng phí....
Người dân bức xúc vì công trình xây dựng trên mặt bể nước được cấp sổ đỏ | |
Sẽ cưỡng chế vi phạm theo quy định tại chợ Nghĩa Tân | |
Sẽ cưỡng chế doanh nghiệp vi phạm |
Theo đó, Công viên nước Thanh Hà được xây dựng tại lô đất A2.2 thuộc Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 của Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 (thuộc phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội).
Theo Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lương Dương Ngọc Thỏa, toàn bộ công trình Công viên nước Thanh Hà không có giấy phép, xây dựng trái phép nên bị phá dỡ theo quy định pháp luật. UBND quận Hà Đông là cơ quan ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình công viên nước Thanh Hà.
Công viên nước Thanh Hà (Hà Đông) chính thức bị cưỡng chế, tháo dỡ |
Trước đó, ngày 10/6/2019, quần thể công viên nước, bể bơi bốn mùa và nhà thi đấu đa năng lớn nhất Thủ đô nằm trong khu đô thị Thanh Hà ở quận Hà Đông chính thức mở cửa đón khách. Đây là khu vui chơi được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại. Phía bên ngoài công viên được thiết kế, xây dựng kiến trúc như tường thành của tòa lâu đài.
Công viên nước có 9 hạng mục trò chơi mạo hiểm, tốc độ như đường trượt 4 làn, đường trượt xoắn ốc, vòng xoáy khổng lồ, sông lười, hố đen vũ trụ, máng trượt, khu tạo sóng nhân tạo…Với số vốn đầu tư lên đến 200 tỉ đồng, khi hoàn thành công trình trở thành công viên nước lớn nhất tại Hà Nội. Tuy nhiên, kể từ khi mở cửa cho khách tham quan và vui chơi vào tháng 6-2019, đã có hai vụ trẻ tử vong do đuối nước tại đây.
Công trình bị tháo dỡ, cưỡng chế trong 2 ngày 15 - 16/1/2020 |
Trước sự việc Công viên nước Thanh Hà bị “khai tử”, nhiều người dân cho rằng, việc tháo dỡ công trình vi phạm đảm bảo tính nghiêm minh, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, việc tháo dỡ công viên nước có vốn đầu tư lên đến 200 tỉ đồng, thực sự gây lãng phí. Trong khi đó, trách nhiệm lớn nhất thuộc về lực lượng chức năng quận Hà Đông, cụ thể là Thanh tra xây dựng quận Hà Đông thì chưa bị xử lý.
Công viên nước Thanh Hà có vốn đầu tư xây dựng 200 tỉ đồng và là công viên lớn nhất Thủ đô |
Bởi thực tế, để một công trình vi phạm xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng được 6 tháng mới xử lý, thì đó không chỉ là sự buông lỏng quản lý, mà cần phải xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ để xảy ra sự việc không mong muốn này.
Qua đó, người dân cũng hi vọng rằng, nhiều công trình sai phạm, không có giấy phép xây dựng trên địa bàn Hà Nội cũng cần phải được xử lý nghiêm minh, tránh sự bao che, buông lỏng quản lý…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57