Viết tiếp bài “Nhiều doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm ở Điểm Công nghiệp Di Trạch, Hoài Đức”:

Sẽ cưỡng chế doanh nghiệp vi phạm

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô số ra ngày 9/4 có bài viết phản ánh tình trạng, nhiều doanh nghiệp (DN) ở Điểm Công nghiệp (ĐCN) Di Trạch, xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường. Ngày 11/4, UBND huyện Hoài Đức đã thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động của một số DN sản xuất sơn trong ĐCN Di Trạch.
se cuong che doanh nghiep vi pham Nhiều doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm
se cuong che doanh nghiep vi pham Phát hiện ô nhiễm môi trường hãy gọi tới đường dây nóng 086.900.0660

Doanh nghiệp vẫn tiếp tục vi phạm

Theo quyết định của UBND huyện Hoài Đức, đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra việc thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND huyện và các biện pháp khắc phục về bảo vệ môi trường đối với các DN sản xuất sơn tại ĐCN Di Trạch. Cụ thể là Công ty Cổ phần sơn INFOR Việt Nam, Công ty Cổ phần sơn JYMEX Việt Nam và Công ty Cổ phần sơn FACOMAX Việt Nam. Đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức, Công an huyện Hoài Đức, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức UBND xã Di Trạch.

se cuong che doanh nghiep vi pham
Hàng ngày, người dân vẫn phải đi qua mương T2-7 đang ô nhiễm nghiêm trọng

Sáng 11/4, phóng viên đã cùng đoàn kiểm tra có mặt tại ĐCN Di Trạch. Theo quan sát của chúng tôi, đoạn mương T2-7 (hệ thống tưới tiêu của 2 xã Di Trạch và Vân Canh) còn ô nhiễm trầm trọng hơn so với trước đó vài ngày. Dòng mương đen kịt, các mảng chất thải đen thành từng mảng to, nước trong mương thì sôi lục bục… Người dân đi qua đây ai cũng phải bịt mũi vì mùi xú uế bốc lên nồng nặng. Các hộ dân ở ven đường gần mương T2-7 ai cũng ngao ngán khi nhắc đến tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra tại đây.

Tại thời điểm kiểm tra tại Công ty INFOR, công ty đã xuất trình đầy đủ giấy tờ về việc nộp phạt theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 12/10/2018 của UBND huyện Hoài Đức về việc không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng. Đoàn kiểm tra đã kiểm tra khu vực xử lý nước thải sản xuất và điểm xả nước thải sau xử lý của công ty vào hệ thống tiêu thoát nước chung củ ĐCN Di Trạch.

se cuong che doanh nghiep vi pham
Đoàn kiểm tra làm việc tại Công ty Cổ phần sơn INFOR Việt Nam

Tại thời điểm kiểm tra, không có hoạt động xả nước thải. Nước thải xử lý tại điểm xả thải có màu. Đoàn kiểm tra đề nghị Công ty INFOR tiếp tục hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả nước thải ra môi trường.

Đối với Công ty JYMEC, tại thời điểm kiểm tra, đại diện công ty không cung cấp biên lai nộp tiền phạt của UBND huyện Hoài Đức ngày 12/10/2018 về hành vi không có kế hoạch bảo vệ môi trường, xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải… Bên cạnh đó, công ty vẫn hoạt động sản xuất trong thời gian bị tạm đình chỉ và xả nước thải vào hệ thống thoát nước của ĐCN Di Trạch.

Về giải pháp bền vững trong việc đảm bảo môi trường, bên cạnh việc thường xuyên tuyên truyền phải gắn với công tác kiểm tra, xử lý các DN vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, Phòng Tài nguyên và Môi trường kiến nghị lên UBND TP đẩy nhanh việc kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở xã Vân Canh, cách ĐNC Di Trạch vài trăm mét để xử lý nước thải từ các điểm xung quanh khu vực.

Ở giai đoạn trước mắt, trong thời gian chờ đợi việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải, đối với những DN đã có quyết định tạm đình chỉ nhưng vẫn cố tình hoạt động, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các DN phải nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Đồng thời tham mưu cho UBND huyện tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý với những DN vi phạm. Đối với những DN đã bị xử phạt hành chính và có quyết định đình chỉ nhưng vẫn cố tình hoạt động sẽ có biện pháp cưỡng chế. Cụ thể, cưỡng chế việc nộp phạt qua các tài khoản; cưỡng chế ngừng hoạt động. Trước mắt đề nghị ngành điện ngừng cấp điện với các DN.

Đoàn kiểm tra yêu cầu công ty nghiêm túc chấp hành quyết định của UBND huyện Hoài Đức. Cụ thể, yêu cầu công ty dừng hoạt động sản xuất, chấp hành nộp tiền phạt, có báo cáo về việc khắc phục hệ thống xử lý nước thải sản xuất...

Qua trao đổi với một số thành viên của đoàn kiểm tra, có thể thấy, các doanh nghiệp đã thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện các yêu cầu của chính quyền địa phương về khắc phục những vi phạm liên quan đến môi trường, thể hiện sự coi thường pháp luật.

Sẽ cưỡng chế DN vi phạm

Huyện Hoài Đức đang tập trung thực hiện đề án của UBND TP Hà Nội để xây dựng huyện đến năm 2020 đạt các tiêu chí để lên quận. Bên cạnh việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, huyện cũng rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề và các khu công nghiệp trên địa bàn huyện trong đó có ĐCN Di Trạch.

ĐCN này có đặc thù riêng là quy hoạch trùng với trục Hồ Tây – Ba Vì nên các doanh nghiệp chỉ được Thành phố cho thuê sử dụng đất hàng năm. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung chưa được đồng bộ. Hệ thống xử lý nước thải của một số DN chưa đảm bảo. Năm 2018, qua kiểm tra, huyện đã xử lý hàng loạt DN vi phạm, có DN bị xử phạt hàng trăm triệu đồng, có những DN bị đình chỉ hoạt động.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Lý – Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức, cho biết: “Về giải pháp bền vững trong việc đảm bảo môi trường, bên cạnh việc thường xuyên tuyên truyền phải gắn với công tác kiểm tra, xử lý các DN vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời kiến nghị lên UBND TP đẩy nhanh việc kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở xã Vân Canh, cách ĐNC Di Trạch vài trăm mét để xử lý nước thải từ các điểm xung quanh khu vực.

Ở giai đoạn trước mắt, trong thời gian chờ đợi việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải, đối với những DN đã có quyết định tạm đình chỉ nhưng vẫn cố tình hoạt động, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các DN phải nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Đồng thời tham mưu cho UBND huyện tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý với những DN vi phạm. Đối với những DN đã bị xử phạt hành chính và có quyết định đình chỉ nhưng vẫn cố tình hoạt động, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện có biện pháp cưỡng chế. Cụ thể, cưỡng chế việc nộp phạt qua các tài khoản; cưỡng chế ngừng hoạt động. Trước mắt đề nghị ngành điện ngừng cấp điện với các DN”.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xem thêm
Phiên bản di động