Khắc phục hạn chế để chính sách toàn diện
Qũy sữa “”Vươn cao Việt Nam” trao quà cho học sinh gia đình chính sách và có công | |
Chính sách mới với lao động dôi dư tuyển dụng trước năm 1998 | |
Kiến nghị dừng thu phí đường bộ: Hợp với lòng dân |
Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đối với người có công với đất nước. Chăm lo đời sống người có công vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa thể hiện đạo lý truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Theo số liệu của Cục Người có công (Bộ LĐTB – XH), hiện trên cả nước có trên 8,8 triệu người có công, chiếm gần 10% dân số. Trong đó có trên 1,5 triệu người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của nhà nước. Cùng với đó là hàng chục nghìn các con thương binh, con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi, đào tạo, chăm sóc y tế, gần 15.000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ nhà ở…
Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho người có công và gia đình người có công. |
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, song với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng nhiều chính sách, ưu đãi đối với người có công đặc biệt là sau Pháp lệnh ưu đãi người có công được sửa đổi vào năm 2012, kinh phí thực hiện các chính sách này vẫn tăng dần hàng năm: Năm 2012 là 25.285 tỷ đồng; năm 2014 là 32.390 tỷ đồng và năm 2015 khoảng 33.500 tỷ đồng.
Những năm qua, công tác chăm sóc người có công đã động viên được rất nhiều tiềm năng to lớn từ cộng đồng với những những phong trào như: “Đền ơn đáp nghĩa”; sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, con liệt sĩ mồ côi; phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đặc biệt, trong những năm qua, cả nước đã đóng góp xây dựng được quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” với số tiền lên đến 1.500 tỷ đồng, thực hiện xây mới trên 55.600 ngôi nhà tình nghĩa, sửa chữa được gần 40.000 ngôi nhà với tổng kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng.
“Vẫn biết, trong khi nước ta còn khó khăn, sự chăm lo của Đảng, Nhà nước so với những đóng góp, hi sinh, mất mát mà các liệt sĩ, gia đình cách mạng đã cống hiến cho đất nước là nhỏ bé. Thế nhưng, những chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành kịp thời, toàn diện, đúng người, đúng đối tượng đã tạo thêm niềm tin vững mạnh cho chúng tôi vào chế độ, vào Đảng, nhà nước”, bà Phạm Thị Tâm, người thân của liệt sĩ Phạm Văn Duyệt (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết.
Theo số liệu của Cục Người có công (Bộ LĐTB – XH), hiện trên cả nước có trên 8,8 triệu người có công, chiếm gần 10% dân số. Trong đó có trên 1,5 triệu người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của nhà nước. Cùng với đó là hàng chục nghìn các con thương binh, con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi, đào tạo, chăm sóc y tế, gần 15.000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ nhà ở… |
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta với người có công trong thời gian qua là hợp lý và kịp thời, thế nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định như: Quy định mức chuẩn để tính trợ cấp còn thấp so với nhu cầu thực tiễn đời sống xã hội của người có công đã được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công. Một số chính sách ưu đãi, như hỗ trợ nhà ở, việc làm cho người có công còn chưa đáp ứng được nhu cầu; việc tìm kiếm và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin chưa đáp ứng được mong mỏi của thân nhân liệt sĩ; một bộ phận nhỏ người có công vẫn chưa được xác nhận và thụ hưởng các chế độ ưu đãi.
Cụ thể như chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công được thể hiện qua Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó chính sách sẽ hỗ trợ người có công cách mạng là 40 triệu đồng/ nhà làm mới, 20 triệu đồng/ nhà sửa chữa. Tuy nhiên việc thống kê đối tượng được hưởng hỗ trợ tại một số tỉnh thành vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể như ở Bắc Cạn, Hà Giang, Quảng Bình…
Ví như, tỉnh Bắc Cạn có số lượng 2.289 nhà, trong đó 1.159 nhà làm mới và 1.130 nhà sửa chữa, ước tính kinh phí vào khoảng 69 tỉ đồng, nhưng hiện nay tỉnh chỉ mới nhận được 4,9 tỉ đồng. Một số gia đình người có công với cách mạng đã được phê duyệt trong danh sách, nhưng chưa được hộ trợ thì đã chết. Hoặc nhiều người có công nhưng lại ở chung với con cháu trong căn nhà dột nát, không phải là chủ hộ, không nhận được hỗ trợ sửa chữa, làm mới…
Với một số vướng mắc còn chưa được giải quyết triệt để, trong giai đoạn tới Đảng và Nhà nước sẽ có thêm những nghiên cứu bổ sung, sửa đổi nhằm bảo đảm cho các chính sách phù hợp trong tình hình mới, đồng thời khắc phục những vấn đề bất hợp lý còn tồn tại, để những người có công, những gia đình có công với đất nước được hưởng chính sách ưu đãi phù hợp và toàn diện nhất.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55