Khác biệt trong cách dạy con của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ
10 trường nội trú có học phí đắt nhất thế giới | |
Người Nhật dạy con về ngày Tết truyền thống |
1. Tiên học lễ, hậu học văn
Học sinh Nhật Bản trong 3 năm học đầu tiên gần như không phải trải qua bất cứ kỳ thi nào, trừ những bài kiểm tra nhỏ. Người ta tin rằng, trước khi lên 10 tuổi, điều quan trọng nhất trẻ cần học được là cách cư xử tốt và phát triển tính cách của bản thân thay vì việc đánh giá kiến thức.
Trẻ em được dạy cách tôn trọng người khác, đối xử thân thiện với động vật và thiên nhiên. Chúng cũng sẽ được học đức tính rộng lượng, lòng nhân ái, sự đồng cảm, tự lập và lẽ công bằng.
2. Năm học mới bắt đầu từ 1/4
Trong khi hầu hết các trường học trên thế giới đều khai trường vào khoảng tháng 9 và tháng 10, thì tháng 4 lại đánh dấu cho sự khởi đầu của học tập và kinh doanh của đất nước mặt trời mọc. Ngày đầu tiên đến trường thường trùng với mùa hoa anh đào nở, hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất Nhật Bản.
Một năm học được chia thành 3 kì: mùng 1 tháng 4 đến 20 tháng 7, mùng 1 tháng 9 đến 26 tháng 12, và mùng 7 tháng 1 đến 25 tháng 3. Học sinh Nhật Bản sẽ nghỉ hè 6 tuần, và cũng có hai kì nghỉ hai tuần vào mùa đông và mùa xuân.
3. Hầu hết các trường không tuyển lao công
Học sinh Nhật Bản phải tự làm sạch lớp học, nhà ăn, thậm chí là nhà vệ sinh chung của toàn trường. Học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ và nhận sự phân công dọn dẹp trong suốt năm học.
Các nhà quản lý giáo dục Nhật Bản tin rằng, quy định này sẽ giúp học sinh tạo lập được thói quen làm việc nhóm và giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó, thời gian trẻ em tự giác quét nhà, lau dọn vệ sinh sẽ giúp chúng tôn trọng công việc của bản thân và người khác hơn.
4. Bữa trưa được tiêu chuẩn hóa và ăn trong lớp học
Hệ thống giáo dục Nhật Bản luôn cố gắng đảm bảo cung cấp các bữa ăn cho học sinh đủ chất dinh dưỡng, sạch sẽ và an toàn. Người thực hiện những bữa ăn không chỉ là đầu bếp chuyên nghiệp mà còn là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Hơn nữa, cả lớp sẽ ăn trưa cùng giáo viên, góp phần xây dựng mối quan hệ thầy trò tích cực, thân thiện.
5. Các lớp học phụ đạo rất phổ biến
Để được nhận vào một trường trung học tốt, học sinh Nhật Bản thường xuyên phải tham gia giờ học phụ đạo sau giờ học chính thức. Thông thường, các lớp học này sẽ được tổ chức vào buổi tối. Vì vậy, việc từng đoàn học sinh trở về sau giờ học tối là hình ảnh rất quen thuộc ở đất nước này.
Sinh viên Nhật Bản cũng vậy, ngoài 8 tiếng học tập trên giảng đường, họ còn tham gia vào việc nghiên cứu tài liệu ngay cả những ngày cuối tuần. Không có gì ngạc nhiên, hầu hết học sinh ở tất cả các cấp không có tình trạng lưu ban.
6. Ngoài môn học cơ bản, học sinh Nhật được học thư pháp và thơ ca truyền thống
Thư pháp Nhật Bản, hoặc Shodo dạy trẻ cách sử dụng bút lông và mực in để viết chữ tượng hình trên giấy gió. Đối với người Nhật, Shodo là một nghệ thuật truyền thống phổ biến.
Ngoài ra, Haiku là loại hình thơ có thể thức đơn giản nhưng truyền đạt những cảm xúc rất sâu sắc cho độc giả.
Cả 2 loại hình nghệ thuật này đều hướng đến việc dạy trẻ tôn trọng nét văn hóa và bản sắc riêng, giàu truyền thống của đất nước Nhật Bản hàng trăm năm tuổi.
7. Học sinh đều phải mặc đồng phục đến trường
Hầu như học sinh ở tất cả các trường đều phải mặc đồng phục. Ngoài một số trường có thiết kế riêng, còn lại đều mặc theo kiểu mẫu truyền thống là con trai mặc phong cách quân đội và con gái mặc đồ thủy thủ.
Quy định này nhằm góp phần loại bỏ rào cản giàu – nghèo trong xã hội, giúp tất cả học sinh bình đẳng khi học tập. Bên cạnh đó, việc mặc đồng phục còn góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong giới trẻ.
8. Tỷ lệ đi học ở Nhật là 99,99%
Có lẽ, mỗi chúng ta từng có ít nhất 1 lần trốn học. Tuy nhiên, sinh viên Nhật không có thói quen bỏ học hay đến muộn. Hơn nữa, theo khảo sát có tới 91% học sinh, sinh viên Nhật không bao giờ bỏ sót những lời giảng dạy của giáo viên. Thật khó để các quốc gia khác cũng có được con số thống kê đáng tự hào như vậy.
9. Một kỳ thi quan trọng duy nhất quyết định tương lai của học sinh
Vào năm cuối của trường trung học, học sinh Nhật Bản sẽ tham gia một kỳ thi quan trọng nhất, quyết định tương lai của họ. Mỗi học sinh sẽ được chọn trường đại học mà mình muốn theo đuổi, và trường đó sẽ yêu cầu một số điểm nhất định. Nếu học sinh không đạt được số điểm đó thì không thể tham gia học đại học.
Tỷ lệ cạnh tranh ở Nhật là rất cao, chỉ có khoảng 76% học sinh đỗ đại học. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi các giai đoạn chuẩn bị kì thi đại học được đặt tên là “bài kiểm tra địa ngục”.
10. Đại học là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời
Sau khi vượt qua “bài kiểm tra địa ngục”, học sinh Nhật Bản sẽ được nghỉ ngơi thoải mái. Đây là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời mỗi người. Đôi khi, người Nhật gọi thời gian học đại học là một “kỳ nghỉ” trước khi bước vào thời kỳ làm việc đầy căng thẳng và áp lực.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40