Kẻ thời ơ… người lo “sốt vó”
Quy định mới về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư | |
Miễn tiền sử dụng đất cho chủ đầu tư cải tạo nhà chung cư | |
Bảo hiểm cháy nổ nhà chung cư: Chủ đầu tư thờ ơ, dân mơ hồ |
Ngại di dời vì sợ thiệt
Nhà D3 Giảng Võ mặc dù không có trong danh sách 42 nhà chung cư mà Sở Xây dựng HN cảnh báo về độ nguy hiểm nhưng thực tế công trình này đã xuống cấp rất nghiêm trọng. Một số hộ dân vẫn thản nhiên dựng "chuồng cọp" để sinh hoạt. |
Theo đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn bộ 42 chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn Thành phố được xây dựng vào những giai đoạn khác nhau trong thời kỳ bao cấp. Trong quá trình sử dụng công trình đã xuống cấp dần theo thời gian; việc duy tu, bảo dưỡng chống xuống cấp cho công trình chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế phần lớn người sử dụng tại các chungcuw này đã tự cơi nới để tăng thêm diện tích ở, làm ảnh hưởng xấu đế kết cấu công trình cũng như kiến trúc của chung cư.
Trong đó, nhà A Ngọc Khánh và G6A Thành Công là 02 công trình có mức độ nguy hiểm cấp D cần phải di dời gấp. Mới đây, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã yêu cầu UBND quận Ba Đình và Sở Xây dựng phối hợp bố trí nhà tạm cư và triển khai việc di dời các hộ dân đang sinh sống tại các nhà chung cư nguy hiểm mức độ D, trình UBND thành phố trước ngày 20/2/2016. UBND thành phố cũng đề nghị các hộ này chủ động tự tháo dỡ các phần cơi nới trái phép làm ảnh hưởng tới kết cấu công trình; lắp đặt biển báo, rào chắn, chống đỡ những kết cấu nguy hiểm và xây dựng phương án đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Theo khảo sát của phóng viên sáng 24/2/2016, các hộ dân ở các khu chung cư “đèn đỏ” vẫn “bình chân như vại”, thậm chí không ít người còn tỏ ra khá thờ ơ với sự lo lắng của cơ quan chức năng. Bà Oanh phòng 204 nhà A Ngọc Khánh – tòa nhà nguy hiểm cấp độ D- rất vô tư hỏi: “Sao phải di dời, tôi thấy vẫn đang ở tốt mà”. Tìm hiểu của PV, trước đó gia đình bà Oanh đã tự cải tạo mất khá nhiều tiền. Theo bà Oanh, gia đình con gái bà cùng tòa nhà, P201, diện tích sổ đỏ chưa đến 30 m2 nhưng diện tích cơi nới cả trước và sau khoảng 100 m2. “Căn hộ người dân được nhận tại dự án xây mới lại căn cứ vào diện tích sổ đỏ nên rất thiệt thòi, tôi thấy cứ ở vậy cũng không sao”- bà Oanh chia sẻ.
Một phần diện tích cơi nới, phía mặt tiền căn hộ, của gia đình con gái bà Oanh, P 201, nhà A Ngọc Khánh. |
Là một trong những người trực tiếp tham gia xây dựng tòa nhà A Ngọc Khánh từ năm 1985, ông Nguyễn Quốc Trí P205, cho biết, trước là công ty Lắp ghép nhà ở số 1, nay là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội xây cho cán bộ, công nhân viên công ty nên rất chắc chắn. Ông Trí cho rằng, đây là nhà lắp ghép nên nếu nhà có sập thì phải sập cả tòa chứ không thể sập một khu vực. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, tòa nhà bị nghiêng lún đã mười mấy năm, từng có hai công ty vào khảo sát và cũng đã họp bàn, thỏa thuận với cư dân nhưng sau đó lại rơi vào im lặng. “ Từ đó đến nay, người dân chúng tôi vẫn sống bình thường và quen với sự “nguy hiểm của công trình”. Song, tôi nghĩ cũng cần phải di dời để xây mới, cho con cháu sống an toàn chứ đời chúng tôi thì cũng không cần thiết”- ông Trí nói.
Ông Bình chỉ cho PV thấy sự nghiêng lún nghiêm trọng của tòa nhà A Ngọc Khánh. |
Không “bình chân” như bà Oanh hay ông Trí, ông Lê Quang Bình P507 – vị trí căn hộ nguy hiểm nhất tòa nhà A Ngọc Khánh lại tỏ ra vô cùng lo lắng. Ông bảo, bản thân cũng là người tham gia xây này và ở từ ngày đó cho đến nay nên ông rất hiểu về sự xuống cấp của tòa nhà. Ngày đó xi măng hiếm, trong khi công nhân xây có khi lại bớt xi măng để có thêm đồng vì thế, tòa nhà lắp ghép nhưng 10 năm đã xuống cấp nghiêm trọng. Gia đình ông sống thấp thỏm qua mỗi ngày vì độ nghiêng lún của tòa nhà ngày càng đáng ngại, bình thường tường vữa lở lã chã, mưa thì dột, khắc phục mãi cũng không đâu vào đâu. “ Nhà có hơn 30m2 thôi nhưng 7 người ở. Mới đây, vợ chồng cậu con trai tôi đã phải đi thuê nhà chỗ khác vì chật chội, sinh hoạt bất tiện, đông người ở một chỗ lại không an toàn nên tôi động viên các cháu đi thuê nhà, vất vả thêm chút cũng được. Tôi mong thành phố sớm có giải pháp khắc phục để chúng tôi được sống an toàn. Gia đình tôi công nhân về hưu rồi, đâu có tiền mua được nhà mới nhưng lo cho tương lai của các con, các cháu.”- ông Bình tâm sự.
Nói về việc người muốn di dời , người không, gây khó cho cơ quan quản lý trong việc khắc phục sự cố, ông Bình thẳng thắn: “Các nhà tầng 1, đương nhiên là họ không muốn di dời vì miếng cơm manh áo của người ta, một tháng họ cho thuê lấy tiền vài chục triệu, tiền đó vài năm họ có thể mua căn hộ khác mà họ lại vẫn còn nhà đó nên họ không muốn di dời là do đụng đến lợi ích cá nhân họ nhưng tòa nhà này có 51 hộ, số hộ tầng một chỉ chiếm số rất ít nên không thể vì thế ảnh hưởng đến cả tòa được”.
Vẫn là câu chuyện cân bằng lợi ích 3 bên
Theo thống kê tại Hà Nội có khoảng 1.500 nhà chung cư cũ (xây dựng trước 1994) và khoảng 1.500 biệt thự cũ xây dựng trước 1954. Ngoài 42 nhà chung cư cũ bị hỏng và xuống cấp mà Hà Nội vừa công bố, vẫn còn nhiều chung cư khác người dân cũng đang sống trong sợ hãi bởi sự xập xệ của tòa nhà. Ví như các nhà chung cư cũ D3, D4 ở Giảng Võ.
Bác An cho biết, tòa nhà D4 Giảng Võ bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều nhà còn đua ra “chuồng cọp” rất nguy hiểm. |
Bác Nguyễn Ngọc An, P411 nhà D4 Giảng Võ cho biết, phần lớn hộ dân sống trong tòa đều đã tự cải tạo căn hộ từ 80 đến 100% thì mới ở được. Ví như nhà bác đã cải tạo đến 90% nhưng vẫn bị thấm dột từ các tầng trên, nhất là vào những đợt mưa, nước cứ chảy tong tong trong nhà “Có tiền cũng chịu, không thể khắc phục nổi sự cố, đường thoát nước hầu như hỏng hết rồi. Nhà mình làm lại nhưng nhà hàng xóm không làm hoặc làm không ổn thì cũng bằng không. Lúc nào, đâu đó trong nhà cũng có nước thấm, nước rơi từ trần xuống nền. Bất tiện lắm nhưng vẫn phải cố thôi”.
Theo bác An, hiện nhà D4 cũng có một số căn hộ, gia đình chưa có tiền cải tạo sống rất khổ vì sự xuống cấp nghiêm trọng của hệ thống thoát nước, vôi vữa tường, trần nhà. “Trước đây, cũng có một vài công ty xây dựng đến khảo sát, thậm chí còn họp các hộ dân để đưa ra phương án đền bù. Tuy nhiên, họ tính toán thế nào rồi lại không thấy triển khai nữa. Thú thật, chúng tôi mong được nhà nước quan tâm, có giải pháp để chúng tôi được ở nhà mới lắm rồi nhưng nghe đâu trong số 42 chung cư trong diện cảnh báo nguy hiểm lại không thấy có tòa của nhà chúng tôi nên không biết đến bao giờ… ”- bác An thở dài.
Thực ra, câu chuyện cải tạo chung cư cũ, di dời cư dân để xây mới công trình vẫn là nỗi ám ảnh của các chủ đầu tư bởi bài toán kinh tế nên nhiều đơn vị muốn vào cuộc nhưng cũng không đặng. Giám đốc một công ty xây dựng ở Hà Nội khi đề cập tới câu chuyện này đã cho rằng, cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội đang gặp khó khăn vì vẫn chưa tìm được sự cân bằng lợi ích 3 bên giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân. Người dân bao giờ cũng đặt ra những yêu cầu rất cao như phương án đền bù tốt nhất, địa điểm tạm cư gần nhất và thời gian hoàn thành dự án sớm nhất. Còn doanh nghiệp thì ngược lại, vì là người làm kinh doanh nên bao giờ họ cũng xây dựng các phương án đền bù, tạm cư sao cho ít chi phí nhất. Và tất nhiên, chuyện tiến độ thì ai nấy cũng đều muốn nhanh cả, sớm ngày nào thì giảm được chi phí ngày đấy.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế, để tìm ra được điểm cân bằng, đảm bảo lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp lại không hề đơn giản. Một tính toán cho thấy, để đạt được sự cân bằng này, khi cải tạo 1 khu nhà 5 tầng, doanh nghiệp phải xây cao 10 tầng để trả cho người dân và phải xây thêm ít nhất 10 tầng thì khả năng mới có lãi. Tuy nhiên, vì phần lớn các khu tập thể, chung cư cũ nằm ở khu vực nội đô, bị giới hạn độ cao, số tầng nên không thể đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
Theo ông Phan Văn Bảo, nguyên Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, hiện là Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, trong câu chuyện này, không thể đổ lỗi cho thành phố, doanh nghiệp hay người dân, lỗi là do tinh thần trách nhiệm của người thực thi chính sách của nhà nước còn chưa cao, khâu này ỷ nại cho khâu kia, bộ phận này thờ ơ một tí, bộ phận kia sao nhãng một tí thì sự việc sẽ bị trôi vào quên lãng bởi sự “khó và vướng”. Ông Bảo cho rằng, người thực thi chính sách cần phải quyết liệt và trách nhiệm, vướng đâu cùng trao đổi, bàn bạc và giải quyết luôn đến đó, sẽ không có sự tắc nghẽn hay kéo dài.
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01