Huyện Thường Tín: Thu nhập của lao động nông thôn dần được cải thiện
Ngày 7/11, đoàn khảo sát thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của TP Hà Nội do bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn đã tới làm việc với UBND huyện Thường Tín về việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn khảo sát phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Thường Tín |
Thông tin về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trong năm 2018, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của UBND huyện Thường Tín cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 28/3/2018 của UBND huyện Thường Tín về đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2018, đến nay, UBND huyện Thường Tín đã tổ chức được 17 lớp đào tạo nghề cho 595 học viên.
Theo báo cáo của UBND huyện, với nghề nông nghiệp, sau khi học nghề, đa số các học viên đều ứng dụng vào phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình mình và đã đạt được những hiệu quả tích cực như: Từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ phát triển thành chăn nuôi theo hướng nông trại, trang trại với quy mô chăn nuôi lớn, trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap...
Về tình hình cho vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất của người lao động sau khi học nghề, đến nay, số hộ có thành viên học nghề được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện có 74 người vay với số tiền 2,34 tỷ đồng.
Ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín phát biểu tại buổi làm việc với đoàn khảo sát của thành phố |
Tại buổi khảo sát, đoàn kiểm tra đã tới thăm mô hình sản xuất nông nghiệp của các học viên tại xã Tự Nhiên và thăm mô hình chăn nuôi tại xã Chương Dương.
Đánh giá cao về hiệu quả của công tác đào tạo nghề với bản thân và người dân địa phương, anh Nguyễn Huy Trung ở xã Chương Dương, huyện Thường Tín cho biết: Sau khóa học, gia đình tôi đã mở rộng quy mô chăn nuôi gà, áp dụng kiến thức được học vào việc nhận biết, xử lý bệnh cho vật nuôi nên giảm mạnh tỷ lệ mắc bệnh, nhờ đó mà thu nhập tăng lên. Cụ thể, trước khi học, thu nhập của gia đình chỉ khoảng 3-4 triệu đồng/lứa, sau khi học, đã tăng lên 10 triệu đồng/lứa.
Còn chị Nguyễn Thị Thúy ở Đội 3 xã Tự Nhiên, sau khóa học về trồng rau hữu cơ, gia đình chị đã áp dụng hiệu quả vào sản xuất, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Vườn rau đến kỳ thu hoạch của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy ở Đội 3, xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín |
Trực tiếp tới thăm quan mô hình của người dân, bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn khảo sát ghi nhận hiệu quả trong công tác đào tạo nghề qua thành quả người nông dân đã đạt được. Tuy nhiên, bà Nhàn cũng đề nghị UBND huyện cần quan tâm hơn nữa đến việc bao tiêu sản phẩm cho người nông dân bởi phần lớn hiện nay tại địa phương vẫn chưa có sự liên kết, xâu chuỗi giữa nhà nông với doanh nghiệp, chủ yếu bà con nông dân phải “tự sản, tự tiêu”.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp của đoàn công tác, ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín cho biết: Huyện Thường Tín hiện có 47 làng nghề được thành phố công nhận; có 10 cụm công nghiệp, trong đó có 4 cụm công nghiệp làng nghề. Theo đó, công tác đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn luôn được huyện quan tâm phối hợp với chủ doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, làng nghề tổ chức đào tạo, truyền nghề cho LĐ trên địa bàn.
Lãnh đạo UBND huyện Thường Tín cũng kiến nghị với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ban, ngành của thành phố tiếp tục phối hợp với huyện thực hiện hiệu quả Sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại huyện, qua đó nhằm giải quyết việc làm hiệu quả cho người lao động trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13