Huyện Hoài Đức: Nâng cao chất lượng sống cho nhân dân
Làm giàu từ trồng mộc nhĩ | |
Thăm làng nhiếp ảnh hơn 100 tuổi | |
Xây dựng huyện theo hướng đô thị - dịch vụ |
Thực tế, ngoài hệ thống hạ tầng kỹ thuật vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, nhóm tiêu chí về hạ tầng xã hội cũng đòi hỏi huyện phải có những giải pháp căn cơ.
Chăm lo cuộc sống người dân, trước tiên phải nhắc tới công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập bình quân của người dân. Từ thực tế này, phát huy thế mạnh của huyện ven đô, huyện Hoài Đức đã tập trung đẩy mạnh nhiều giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) đa dạng hóa các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Trái ngọt thu được chính là việc các sản phẩm CN-TTCN trên địa bàn ngày càng được người tiêu dùng trong nước tin tưởng, ưa chuộng, một số sản phẩm có thế mạnh vững chắc ở thị trường quốc tế.
Thống kê thu nhập bình quân đầu người của huyện đã tăng mạnh từ 22 triệu đồng/người năm 2010 tăng lên 35,5 triệu đồng/người năm 2015 (tăng 13,5 triệu đồng/người). Thu nhập tăng cao đã góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 4,47% năm 2010, giảm còn 1,86% (1.157 hộ) năm 2016 theo chuẩn tiêu chí mới.
Theo thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn huyện Hoài Đức đạt 5.282 tỉ đồng. Trong đó doanh nghiệp Nhà nước đóng góp 220,6 tỉ đồng, doanh nghiệp dân doanh 2.456,3 tỉ đồng, cao nhất là thành phần hộ gia đình với 2.605,1 tỉ đồng. |
Đặc biệt, để biến mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 lên Quận thành hiện thực, ngoài các vấn đề về hạ tầng khung công tác nâng cao hạ tầng xã hội cũng hết sức được coi trọng.
Theo ông Nguyễn Quang Đức - Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, với đặc thù huyện đang đô thị hóa nhanh, trong những năm qua huyện đặc biệt chú ý đến việc nước sạch, xử lý nước thải và vận chuyển rác thải... góp phần đảm bảo sinh hoạt của người dân đồng thời đáp ứng các tiêu chí về môi trường.
Cụ thể, thống kê đến thời điệm hiện tại, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt trên 65,5%, đã có 3 xã Đông La, La Phù, An Khánh và các khu đô thị đã được sử dụng nguồn nước sạch tập trung.
Để đạt mục tiêu đến năm 2018 tất cả người dân đều được sử dụng nước sạch tập trung và giảm ngân sách đầu tư trực tiếp, UBND huyện đã chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với hai Công ty đề xuất thực hiện dự án cấp nước sạch tập trung tại huyện gồm: Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Đông cam kết nối mạng cấp nước cho 06 xã gồm: An Thượng, Lại Yên; Công ty CP hạ tầng kỹ thuật VTS cam kết nối mạng cấp nước cho 11 xã, thị trấn gồm: Đức Giang, Thị trấn Trôi, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Song Phương, Vân Côn, Tiền Yên, Đắc Sở.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐN, sự nghiệp giáo dục trên toàn huyện có nhiều đổi mới, phát triển đồng bộ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em trong huyện.
Công tác khuyến học, khuyến tài được duy trì và phát triển; số lượng trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh từ 16 trường đạt chuẩn quốc gia năm 2010 tăng lên 40 trường (tăng 24 trường) vào năm 2015, chiếm tỷ lệ 60% tổng số trường.
Năm 2016 huyện đã lập hồ sơ đề nghị UBND Thành phố xét công nhận thêm 7 trường thuộc 3 cấp học đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45,3%. 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (trong đó 84,2% đạt chuẩn theo tiêu chí mới của Bộ y tế); tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 80%.
Ngoài ra, để tăng cường đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đã có 100% các thôn đều có điểm sinh hoạt văn hóa và đều được đầu tư trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng dân cư.
Huyện cũng đã đầu tư xây dựng khu trung tâm văn hoá thể thao của huyện gồm sân vận động, nhà thi đấu đa năng, bể bơi, nhà văn hoá, nâng cấp đài tưởng niệm liệt sỹ huyện… trong đó một số đã được đưa vào vận hành, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong nhân dân.
TUẤN DŨNG
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24