Huyện Gia Lâm: Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
Theo ông Nguyễn Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống luôn được huyện đặc biệt quan tâm.
Trong đó, huyện Gia Lâm có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Dát quỳ vàng, may da Kiêu Kỵ; thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp; gốm sứ Kim Lan, Bát Tràng… đã tạo ra các giá trị đặc trưng, các sản phẩm tiêu biểu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Gia Lâm có thế mạnh về đặc sản và các sản phẩm truyền thống |
Để thực hiện được kế hoạch đề ra, huyện Gia Lâm đã xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020”, trong đó tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề, phát triển làng nghề theo định hướng xây dựng nông thôn mới gắn với công tác quản lý môi trường và phát triển du lịch.
Đồng thời, gắn với vấn đề tái cấu trúc làng nghề để thích nghi với hội nhập kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển liên doanh, liên kết giữa các cơ sở làng nghề; đảm bảo sự tăng trưởng ổn định lâu dài về mặt kinh tế và sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.
Đặc biệt, cùng với làng nghề Vạn Phúc - Hà Đông, làng nghề truyền thống Bát Tràng đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quy hoạch, đầu tư, bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống, kết hợp với du lịch, được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận là điểm du lịch.
Cùng với đó, Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm đã xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển du lịch Bát Tràng, đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển làng văn hóa du lịch Bát Tràng gắn với phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị…
Huyện Gia Lâm xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các làng nghề truyền thống |
Có được những kết quả trên, theo ông Nguyễn Ngọc Thuần, đó là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương, của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố và sự giúp đỡ có hiệu quả của các Sở, ban, ngành, Văn phòng điều phối chương trình nông thôn mới Thành phố.
Sự nỗ lực, đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm, trong đó có những cách làm sáng tạo, hiệu quả. Đó là những bài học kinh nghiệm trong việc coi trọng công tác chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền, tạo sự thống nhất, nhận thức đúng đắn và sâu sắc về xây dựng nông thôn mới; về phát huy dân chủ, công khai, minh bạch; đa dạng hóa các nguồn lực và đồng bộ các giải pháp, triển khai các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có trọng tâm, trọng điểm... và để người dân thực sự là chủ thể của xây dựng nông thôn mới.
Cũng theo đại diện Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm, với định hướng được xác định xây dựng huyện thành quận trong giai đoạn 2020 - 2025, thời gian tới, huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục tập trung các nhiệm vụ giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn; xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển đô thị và bảo vệ môi trường; phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện thành quận.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52