Hợp pháp hóa mại dâm: Con dao hai lưỡi

Gần đây, có nhiều ý kiến đề xuất nên hợp pháp hóa hoạt động mại dâm và công nhận mại dâm là một nghề như một số nước trên thế giới đang làm. Tuy nhiên, đề xuất này đang gặp nhiều phản ứng trái chiều. 
Tự tin thay đổi cuộc đời nhờ chính sách mới
Khởi tố vụ án mại dâm cao cấp người mẫu, diễn viên giá nghìn USD
Dịch vụ cho thuê người yêu: Đừng để biến tướng thành mại dâm trá hình

Tình hình tệ nạn mại dâm và tội phạm liên quan mại dâm vẫn đang diễn biến phức tạp và ngày càng khó phát hiện, xử lý. Trước tình hình này, thời gian qua, lãnh đạo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP. Hồ Chí Minh đã đề xuất trong thời gian tới cho phép một số địa phương thí điểm quy hoạch các cơ sở kinh doanh những loại hình dịch vụ “nhạy cảm” để dễ quản lý hơn. Bên lề kỳ họp Quốc hội mới đây, một số đại biểu cũng bày tỏ quan điểm đồng tình việc hợp pháp hóa mại dâm trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng không ít luồng ý kiến phản đối. Báo Lao động Thủ đô đã ghi lại một số ý kiến của người dân, chuyên gia pháp lý xung quanh vấn đề, có nên hợp pháp hóa mại dâm.

Anh Mai Thế Anh (Khâm Thiên, quận Đống Đa):

“Bài toán khó trong cơ chế quản lý”

Hợp pháp hóa mại dâm: Con dao hai lưỡi

Nếu mại dâm được thừa nhận là nghề, đương nhiên nó sẽ bình đẳng như những nghề khác về mọi phương diện và như vậy nghề mại dâm cũng phải được cấp chứng chỉ hành nghề mới được phép hoạt động. Người muốn cấp chứng chỉ hành nghề phải đủ tiêu chuẩn hành nghề, muốn đủ tiêu chuẩn hành nghề phải lập các trường đào tạo nghề, xây dựng giáo trình… và nhiều khía cạnh khác. Nội dung giảng dạy có thể là các quy định của pháp luật có liên quan; phương pháp giữ gìn vệ sinh, y tế, phòng bệnh; tâm lý đối diện với áp lực cộng đồng… Đây không phải là một bài toán dễ dàng giải được trong cơ chế quản lý của nhà nước ta hiện nay.

Bà Đinh Bích Hà (Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm):

“Hợp pháp hóa mại dâm là thỏa hiệp với tiêu cực trong xã hội”

Hợp pháp hóa mại dâm: Con dao hai lưỡi

Tôi kịch liệt phản đối việc hợp pháp hóa mại dâm. Mại dâm làm mất nhân phẩm của phụ nữ và xúc phạm đến sự thiêng liêng trong hoạt động tình dục của con người, ảnh hưởng xấu đến nền tảng đạo đức, lối sống xã hội, làm rạn nứt hạnh phúc của mỗi gia đình, kéo theo nhiều loại tệ nạn khác như buôn người; bạo lực đường phố; lây lan bệnh qua đường tình dục; gia tăng thanh, thiếu niên hư hỏng… Hơn nữa, theo tôi, Việt Nam chưa đủ khả năng để quản lý hoạt động mại dâm. Bao giờ hợp pháp hóa mại dâm là một đòi hỏi từ sự nhận thức của đa số dân chúng thì nên ủng hộ. Còn nếu đó là giải pháp từ việc các cơ quan chức năng bất lực trong xử lý các tệ nạn xã hội thì người dân phản đối là đương nhiên.

Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP. Hà Nội).

“Sẽ phức tạp thêm”

Hợp pháp hóa mại dâm chỉ làm phức tạp thêm lĩnh vực nhạy cảm này. Theo các số liệu thống kê và các kết quả nghiên cứu tiến hành bởi Liên hợp quốc cũng cho thấy hợp pháp hóa mại dâm, không những không quản lý tốt hơn mà chỉ làm hoạt động này càng trở nên phức tạp. Đầu tiên sẽ gia tăng nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em, thúc đẩy buôn bán nô lệ tình dục. Ví dụ Đức, Thái Lan, Hà Lan, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ (những nước có mại dâm công khai) đều là các điểm đến hàng đầu của tệ nạn buôn người.

Hợp pháp hóa mại dâm: Con dao hai lưỡi

Bên cạnh đó, hợp pháp hóa mại dâm không thể giúp kiểm soát được mại dâm mà chỉ khiến nó lan tràn thêm. Tiền thuế mà Nhà nước thu được rất ít, trong khi chi phí bỏ ra để duy trì hệ thống “phố đèn đỏ” và y tế cho gái bán dâm, cũng như truy quét các loại tội phạm “ăn theo mại dâm” (như ma túy, trộm cướp, cờ bạc...) lại rất lớn. Nhà nước thu được một đồng thuế thì lại phải chi ra vài đồng vì những tác hại gây ra. Ngoài ra, chính sách này sẽ làm gia tăng “mại dâm chui, gái đứng đường” không giấy phép (do gái bán dâm không muốn phải nộp thuế và bị quản lý), kéo theo đó là bạo lực đường phố và làm giả giấy phép. Rốt cuộc lại sẽ tồn tại song song cả “mại dâm hợp pháp” lẫn “mại dâm bất hợp pháp”. Việc truy quét vẫn cứ phải tiến hành như trước trong khi việc quản lý càng rắc rối hơn (vì khó có thể xác minh gái mại dâm có hay không có giấy phép hành nghề, giấy phép đó là thật hay giả).

Anh Nguyễn Hưng (Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy):

“Hệ lụy khôn lường”

Hợp pháp hóa mại dâm: Con dao hai lưỡi

“Mại dâm muôn đời là con dao giết chết những giá trị gia đình truyền thống. Hợp pháp hóa mại dâm là mở đường cho những đối tượng lười lao động nhưng lại muốn kiếm tiền một cách dễ dàng. Xem xét mọi khía cạnh, không thể công nhận mại dâm vì nó để lại các hệ lụy khôn lường về chính trị, đạo đức truyền thống, văn hoá, nòi giống… Theo tôi, dù phòng chống hay hợp pháp hóa, rất khó để giải quyết tận gốc nạn mại dâm. Nên tìm ra những giải pháp giảm thiểu tối đa mức độ, phạm vi và tác hại của tệ nạn này”.

Luật sư Trịnh Khánh Toàn (VPLS Quốc Thái):

“Không vì sự phát triển của phụ nữ”

Hợp pháp hóa mại dâm: Con dao hai lưỡi

Nếu hợp pháp hóa mại dâm thì rõ ràng vấn đề nhạy cảm này sẽ cởi mở hơn, thậm chí còn có khả năng bừa bãi hơn. Theo thống kê, phần lớn khách hàng nam giới mua dâm ở những nước hợp pháp hóa mại dâm đều không tuân thủ quy định về an toàn khi quan hệ và gái mại dâm phải chịu đựng để giữ khách mà không hề có lực lượng chức năng kiểm soát nhắc nhở. Vậy không thể nói rằng, hoạt động mua bán dâm “thoải mái hơn” có thể bảo vệ tốt hơn cho phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực này. Ở một khía cạnh khác, hợp pháp hóa mại dâm ảnh hướng tới sự phát triển của phụ nữ nói chung. Bởi vì, nhiều khả năng những em gái đang ở tuổi đến trường, nhận thức chưa đầy đủ, đặc biệt các em gái thuộc các gia đình có kinh tế khó khăn, sớm xa rời sách vở, học hành… sẽ lựa chọn nghề này.

Hoàng Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.
Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Tin khác

Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn chứng chỉ trùng lặp về nội dung

Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn chứng chỉ trùng lặp về nội dung

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Đại biểu băn khoăn nguy cơ vỡ Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

Đại biểu băn khoăn nguy cơ vỡ Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

(LĐTĐ) Trong bối cảnh trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn hạn chế, mức độ rủi ro thị trường tài chính tiền tệ còn lớn, liệu có nguy cơ vỡ Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện, gây mất mát toàn bộ tiền của người đầu tư hay không?
Thúc đẩy thực chất hợp tác song phương giữa Việt Nam và Uzbekistan

Thúc đẩy thực chất hợp tác song phương giữa Việt Nam và Uzbekistan

(LĐTĐ) Ngày 18/3, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 19/3.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về giá vé máy bay cao?

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về giá vé máy bay cao?

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, vừa qua giá vé máy bay dù có tăng nhưng các công ty vẫn lỗ. Bây giờ Bamboo cắt giảm nhiều đường bay, Vietjet cũng khó khăn, Vietnam Airlines thì lỗ đến 37.000 tỷ đồng...
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 38. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Bộ Ngoại giao đang đàm phán với 15 quốc gia để miễn thị thực song phương

Bộ Ngoại giao đang đàm phán với 15 quốc gia để miễn thị thực song phương

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, Bộ Ngoại giao đang đàm phán với 15 nước thực hiện miễn thị thực song phương, để tạo điều kiện hoạt động xuất nhập cảnh thông thoáng hơn. Ngoài ra, Bộ cũng đang đàm phán miễn thị thực song phương đối với nhiều nước về thị thực công vụ.
Vì sao chưa triển khai đặt cược bóng đá?

Vì sao chưa triển khai đặt cược bóng đá?

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, chúng ta có các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa và đua chó. Nhưng hiện nay chưa triển khai được.
Đại biểu đề nghị làm rõ giải pháp giảm thuế, phí trong cơ cấu giá xăng, dầu

Đại biểu đề nghị làm rõ giải pháp giảm thuế, phí trong cơ cấu giá xăng, dầu

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hồng Nguyên cho rằng, giá xăng, dầu hiện nay còn cao, một phần do còn nhiều loại thuế phí, tỉ lệ cao như phí đưa xăng, dầu từ nước ngoài về…
Xem thêm
Phiên bản di động