Hội thảo quốc tế Cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức
Năm 2015 là năm hội nhập sâu rộng của Việt Nam với hàng loạt các FTA đã, đang được kết thúc đàm phán và ký kết. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký hai FTA với Hàn Quốc (ngày 5/5) và Liên minh kinh tế Á-Âu (ngày 29/5) và dự kiến trong tháng 6 này sẽ ký FTA với Liên minh EU. Tại khu vực Đông Nam Á, theo lộ trình, Việt Nam sẽ cùng với các quốc gia ASEAN hình thành Cộng đồng kinh tế (AEC) ngày 31/12/2015.
Hội thảo quốc tế “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” |
Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á, tiến tới hình thành một cộng đồng chung, dựa trên 3 trụ cột là kinh tế - chính trị, an ninh – văn hóa, xã hội. Chính phủ Việt Nam đã sớm nhận thức sâu sắc cơ hội cũng như thách thức của AEC đối với nền kinh tế đất nước nói chung và với cộng đồng doanh nghiệp nói riêng, nhiều quyết sách và chương trình hành động đã được ban hành và triển khai trên quy mô lớn nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) thành công.
Ông Phan Đức Tú – Tổng Giám đốc BIDV cho rằng: Hội nhập KTQT là một xu thế tất yếu và tác động của hội nhập được đánh giá là rất sâu, rộng. Đối với nền kinh tế, hội nhập tạo cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo động lực thúc đẩy thu hút nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam cũng như đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Hội nhập cũng tạo cơ hội tìm kiếm đối tác, liên kết kinh doanh, giao lưu, học hỏi, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý giữa các nước tham gia.
Tuy nhiên, hội nhập KTQT cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, đó là: (i) Nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn trong khi quy mô nền kinh tế, doanh nghiệp còn nhỏ bé và năng lực cạnh tranh còn thấp; (ii) Các dòng vốn đầu tư, hàng hóa thâm nhập mạnh vào Việt Nam ở quy mô lớn, nếu không có sự điều tiết hợp lý, sẽ có thể làm tăng mất cân đối vĩ mô; (iii) Tham gia các hiệp định chung (nhất là cộng đồng kinh tế chung) sẽ ảnh hưởng đến quyền tự quyết của mỗi nước trong việc ban hành một số chính sách phát triển kinh tế; và (iv) Những thách thức về nguồn nhân lực (rủi ro chảy máu chất xám), tranh chấp thương mại-đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ….cũng là những rủi ro cần tính đến.
Ông Phan Đức Tú – Tổng Giám đốc BIDV cho rằng: Hội nhập KTQT là một xu thế tất yếu và tác động của hội nhập được đánh giá là rất sâu, rộng. |
Do đó, để có một cái nhìn toàn diện, nâng cao nhận thức về AEC cũng như tạo một diễn đàn để các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các hiệp hội, chuyên gia trong và ngoài nước và cộng đồng doanh nghiệp, ngân hàng sẻ chia những thông tin, kinh nghiệm, nhìn nhận cơ hội, khó khăn, thách thức trong quá trình Việt Nam gia nhập AEC nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về con đường hội nhập, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, chiến lược hoạt động phù hợp và hiệu quả nhằm tận dụng cơ hội cũng như xoay chuyển thách thức, BIDV tiến hành tổ chức Hội thảo quốc tế này.
Với tham luận: “Việt Nam và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng nước CHXHCN VN đã phân tích những lý do và thực trạng hội nhập tại Việt Nam thời gian qua. Theo Ông Khoan, sở dĩ Việt Nam quyết định hội nhập kinh tế quốc tế là để mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ từ bên ngoài và cùng với quá trình đổi mới về mọi mặt, Việt Nam đã có sự đổi mới tư duy về thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, Việt Nam vẫn gặp một số hạn chế như: Nhiều cán bộ quản lý các cấp lẫn lãnh đạo DN chưa nắm sâu, còn nhiều lúng túng trong hành động; Hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều sự chồng chéo, không thật rõ ràng, minh bạch và nhất quán; Cơ sở hạ tầng còn yếu kém; Chất lượng, hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước vẫn hạn chế; Dòng vốn FDI tăng cao nhưng tỷ trọng công nghệ cao chưa nhiều; (vi) Kinh nghiệm điều hành nền kinh tế thị trường vốn còn hạn chế. |
TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã có bài tham luận “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Nhìn nhận từ Việt Nam và cơ hội kinh doanh”. Theo Ông Thành, AEC sẽ bao gồm 4 trụ cột: Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; Một khu vực kinh tế cạnh tranh; Sự phát triển kinh tế công bằng; Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Để nắm bắt và tận dụng cơ hội kinh doanh, Ông Thành kiến nghị một số nội dung: Cần học quản trị sự bất định, cụ thể: Hiểu và sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro biến động; Nhận thức và đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn các hàng rào kỹ thuật; nhận thức vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô và thay đổi chính sách; Cần tìm kiếm cơ hội sản xuất kinh doanh: Mở rộng thị trường xuất khẩu; “Chen chân” sản xuất kinh doanh theo phân khúc, theo mạng, cụm, chuỗi; Tham gia phát triển kết cấu hạ tầng; Kinh doanh lĩnh vực ngành nghề mới phát triển; Chấp nhận cạnh tranh cùng học kết nối: Chuyển dần từ cách thức cạnh tranh "bằng giá" sang chú trọng cạnh tranh "phi giá"; Phát triển, toàn cầu hóa quá trình tích tụ và phân khúc cụm, mạng, chuỗi; Đồng hành với Chính phủ và biết "đối thoại" pháp lý: Nắm thông tin về hội nhập cùng chính sách, cải cách của Chính phủ; Trao đổi, đối thoại đây đủ, sâu sắc doanh nghiệp - Chính phủ; Hiểu biết cơ sở pháp lý/cơ chế, qui trình giải quyết tranh chấp, tranh luận và thực thi đảm bảo hợp đồng kinh doanh và quyền lợi doanh nghiệp.
Ông cũng cho rằng vai trò Chính phủ đối với AEC là: Hài hòa hóa các tuyến hội nhập với vấn đề cải cách/phát triển; Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế đáp ứng cam kết TPP, RCEP, VN-EU FTA,...; Giảm thiểu phí tốn điều chỉnh; Xây dựng "hình ảnh" tốt về ứng xử Nhà nước/Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35