Hoang mang: Rau trồng ao đầm bị nhiễm sán

LĐTĐ - Thông tin về những loại rau trồng ruộng nước, ở ao đầm nhiễm sán gây hại cho người dùng đã từng xuất hiện nay lại nóng lên trên các trang mạng. Những thông tin về các loại rau trồng dưới nước vốn được ưa chuộng trong xào, luộc hay ăn lẩu có thể có chứa cả một ổ trứng giun sán, nếu chẳng may ăn vào người thì có thể gây các bệnh nguy hiểm đang khiến nhiều người hoang mang.

Thông tinh gây kinh hãi

Mới đây trên các trang mạng xã hội, một số thành viên có chia sẻ thông tin cảnh báo với mọi người rằng cần phải cẩn thận không sẽ bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng khi ăn các loại rau thân ống mọc ở dưới nước.

Chia sẻ của thành viên có nickname Kiwitetua trên một diễn đàn khá đông người tham gia cho rằng, mọi người nên cẩn thận khi ăn các loại rau có thân ống (rau muống, salad xoon, cần nước…). Bởi có lần, khi nhặt rau, tách cọng thấy bên có một loại côn trùng giống như giun, đỉa, hay sên gì không rõ có thân màu đỏ làm ổ rất nhiều.

Thành viên này lo lắng: ‘nếu vô ý chỉ vặt rau làm món rau sống trộn và sốt cà chua, mặc dù rửa sạch bên ngoài bằng thuốc tím, ngâm nước muối cũng chẳng ăn thua gì. Coi như nuốt trọn vào bụng ngon lành’.

 

Hình ảnh chia sẻ trên mạng gây hoang mang cho người dân.

Kèm theo những dòng chia sẻ thông tin để cảnh báo mọi người, thành viên này còn đính kém các ảnh chụp bên trong thân cây cải xoong có lúc nhúc đầy côn trùng khiến mọi người kinh hãi.

Thông tin này nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều thành viên trên các diễn đàn còn cho biết, các loại rau trồng dưới ruộng nước, đầm lầy hay trên sông có nguồn nước bị ô nhiễm đen ngòm nên chuyện có cả ổ giun sán, ký sinh trùng trong thân rau không có gì lạ.

‘Nhà mình ở khu Triều Khúc có trồng rau cần, rau muống nhiều nhưng mình không bao giờ dám mua về ăn vì phần lớn được trồng trên nguồn nước ô nhiễm’, thành viên có nickname Kahat cho hay.

Tương tự, chị Lê Thị Thanh Huyền ở (Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho biết, cách đây không lâu, khi mua rau cải xoong, rau cần về ăn, lúc nhặt chị phát hiện mấy con giống giun có màu đỏ bám vào thân cây. Từ đó, chị rất lo sợ và cảnh giác mỗi lần chọn mua và xử lý rau trước khi ăn.

Trong khi đó, theo nhiều hộ dân đang trồng nhiều loại rau trên mặt nước ở khu vực Linh Đàm – Hà Nội, các loại rau như muống, cải xoong, cần thường được trồng ở những vùng ngập nước, nhất là hai loại cải xoong và rau cần, ruộng càng nhiều nước và sâu bùn thì rau càng non và phát triển mạnh.

Tuy nhiên, theo người dân ở đây, họ đã trồng rau cả chục năm nay, mỗi ngày cắt bán cả trăm mớ, gia đình và cả làng cũng ăn rau ở đây mà chưa thấy ai nói chuyện nhiễm giun sán từ rau cả.

Giun sán vào người: Cảnh giác đừng quá hoang mang

Trao đổi về vấn đề giun sán làm tổ trong thân các loại rau mọc ở dưới nước, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, với những loại rau được trồng ở dưới nước, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng. Tuy nhiên, nếu ăn rau có chứa các loại này thì không có gì nguy hiểm bởi vào trong cơ thể người những con giun sán, ký sinh trùng này sẽ bị chết ngay bất kể ăn rau sống, tái hay chín.

Song, điều nguy hiểm ở chỗ, ngoài những con giun sán mà người tiêu dùng có thể phát hiện được bằng mắt thường thì còn có trứng giun sán hay ấu trùng bám vào rau. Những loại trứng giun sán khi vào cơ thể người sẽ bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Nguy cơ giun sán là có nhưng không quá lo sợ nếu biết cách phòng tránh.

Theo PGS.TS Thịnh, bằng mắt thường thì không thể nhìn được trứng giun sán hay các loại ấu trùng. Do đó, khi ăn sống, tái, chín (nấu qua 100 độ C) cũng rất dễ ăn phải các loại trứng giun sán này bởi khi sơ chế, rửa rau… trứng có thể bám vào rổ rá, và chỉ cần tay chúng ta cầm vào rổ rá đó rồi cầm đồ ăn đưa vào miệng thì trứng giun sán lúc này cũng sẽ đi vào cơ thể người một cách dễ dàng.

PGS.TS Thịnh còn cho hay, với những loại rau được trồng dưới nước, đặc biệt là những vùng nước ô nhiễm, nước thải thì ngoài ăn trứng giun, sán có hại cho cơ thể người thì còn có nhiều chất độc khác cũng theo vào cơ thể nữa. Bởi, ở môi trường nước ô nhiễm có chất gì thì rau hút vào những chất đó. Như vậy cũng đồng nghĩa với tất cả các chất độc đó cũng sẽ theo vào cơ thể người và gây nguy hại đến sức khỏe

Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia thì người dân không nên quá hoang mang vì chúng ta có thể phòng tránh bằng cách mua rau được trồng theo quy trình sạch, nguồn nước tưới được đảm bảo. Hơn nữa, người dân cần thực hiện việc chế biến theo nguyên tắc ‘ăn chín uống sôi’.

Chuyên gia đến từ Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết, việc ăn (đặc biệt là ăn sống) những loại rau có mang theo trứng và sâu non của giun sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, trong sản xuất rau, đặc biệt là những loại sống dưới nước cần phải lưu ý để loại bỏ chúng tại nơi sản xuất.

Đồng thời, vị chuyên gia này cũng khuyên để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng nên thực hiện: "Ăn chín, uống sôi". Nếu phải ăn sống, nên rửa nhiều lần và ngâm trong nước muối theo hướng dẫn của ngành y tế.

 

Nguồn Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam

Nên xem

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động