Hỏa hoạn nơi di tích: Hậu quả của sự bất cẩn và tùy tiện

Trong số báo 108,109 ra ngày 8/9 và 10/9/2015, LĐTĐ đã đề cập đến vấn đề bảo hiểm cháy nổ chung cư. Tuy nhiên, việc hỏa hoạn nơi di tích cũng là một vấn đề đáng bàn khi liên tiếp trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, miền Bắc đã để xảy ra hai vụ cháy lớn, nhỏ tại hai ngôi chùa, đặc biệt trong đó có di tích được xếp hạng quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thị sát, chỉ đạo sớm khắc phục hậu quả vụ cháy chợ Bộng
Khống chế hỏa hoạn tại cụm công nghiệp làng nghề Liên Hà
Hỏa hoạn thiêu trụi chợ Ba Đồn, thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng
Tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn

Mới đây, tại chùa Long Sơn – ngôi chùa cổ nhất tại Hải Phòng, được xây dựng tháng 2/1711, đã xảy ra vụ cháy lớn khiến hàng cột lim cổ và 13 pho tượng tại ban thờ Tam Bảo và 4 cột gỗ lim bị thiêu rụi. Hàng trăm người dân cùng cảnh sát chữa cháy nỗ lực trong hơn một tiếng mới dập được lửa. Nguyên nhân hỏa hoạn được xác định do chập điện tại nơi thờ tự. Trước đó ngày 21/8, tại chùa Bút Tháp ở Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, một trong bốn di tích quốc gia đặc biệt cũng bị hỏa hoạn ở gian phủ thờ, làm cháy hoàn toàn hương án bằng gỗ 300 tuổi. Đây là chiếc hương án cổ, quý vào bậc nhất thế kỷ 17 còn tồn tại, có kích thước trên dưới 1,5 mét mỗi chiều, thuộc kiểu chân quỳ dạ cá, kỹ thuật chạm khắc tinh xảo tỷ mỷ với đề tài tứ linh, tứ quý. Trên hương án được bài trí một bát hương và đôi lọ hoa nhỏ bằng gốm men, các hiện vật này đều đã bị vỡ và lẫn vào trong than tro của đám cháy. Đặc biệt, pho tượng cổ của Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đặt gần hương án bị cháy xém phần bệ tượng.

Hỏa hoạn nơi di tích: Hậu quả của  sự bất cẩn và tùy tiện
Gian Phủ thờ chùa Bút Tháp - Bắc Ninh đã được niêm phong sau đám cháy

Hỏa hoạn nơi di tích không phải là chuyện bây giờ mà trước đó đã có không ít vụ hỏa hoạn từng xảy ra như chùa Tảo Sách (Hà Nội), chùa Dơi (Sóc Trăng), đền thờ Lê Lai (Thanh Hóa), phố cổ Hội An (Quảng Nam), chùa Hội Sơn (TP.HCM),…. Đáng buồn là có những di tích khi hỏa hoạn xảy ra, cả thầy chùa lẫn ban quản lý nơi thờ tự, chỉ biết bất lực nhìn ngọn lửa thiêu rụi trong đau xót mà không biết làm cách nào để dập lửa.

Ngay sau vụ hỏa hoạn tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Bộ VHTT&DL đã ban hành văn bản đề nghị Sở VH-TT-DL các tỉnh, thành phố phải chỉ đạo đơn vị thuộc sở phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các cấp tiến hành kiểm tra, rà soát các di tích để có phương án bảo vệ, phòng chống cháy nổ, trộm cắp di vật, cổ vật, đảm bảo giữ gìn an toàn tuyệt đối cho các di tích; đồng thời, lắp hệ thống camera theo dõi, bố trí hệ thống báo cháy và cứu hỏa tự động, kiểm tra và thay thế hệ thống điện không đảm bảo trong di tích; kiện toàn bộ máy quản lý di tích các cấp, luôn bố trí người trông coi, bảo vệ di tích... Tuy nhiên, vấn đề phòng chống hỏa hoạn nơi di tích vẫn khiến giới chuyên môn lo ngại, bởi thời gian qua, ngành văn hóa đã ban hành nhiều văn bản, thành lập nhiều đoàn kiểm tra về việc phòng, chống cháy nổ, mất cắp tại các di tích. Nhưng bên cạnh một số nơi thực hiện nghiêm túc vẫn có nhiều phường, xã phớt lờ, lơi là trong công tác phòng cháy. LĐTĐ đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia, những người nghiên cứu văn hóa về vấn đề này:

GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam: “Tiền không mua được giá trị lịch sử”

Đối với đình, chùa, miếu mạo, đặc biệt là các di tích quốc gia - những nơi tôn nghiêm cần phải bảo vệ cẩn thận, tôn trọng di tích nhưng chúng ta không làm tròn được nhiệm vụ ấy. Hầu hết các vụ hỏa hoạn nơi di tích, nguyên nhân chính đều do sự bất cẩn, cẩu thả, tùy tiện của con người.

Việc hương án ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) có niên đại 300 năm tuổi và là một hiện vật đặc biệt tại di tích cấp quốc gia vừa mới được xếp hạng năm 2015 bị cháy là việc nghiêm trọng. Ngoài hương án này, một số cấu kiện gỗ trong trong gian thờ này bị ám khói, tổn hại bề mặt ngoài. Đặc biệt, pho tượng cổ của Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đặt gần hương án cũng bị cháy xém phần bệ tượng. Vậy mà có một số người cho đây là vụ cháy không nghiêm trọng thì tôi thực sự lo lắng cho số phận các di tích, di sản.

Tôi cho rằng, việc tăng cường, lắp đặt thêm thiết bị kỹ thuật là việc làm cần thiết nhưng không quan trọng bằng giáo dục ý thức cho mọi người, đặc biệt là những người trực tiếp trông coi di tích, là các cán bộ quản lý di tích ấy. Một báu vật như thế mà không có quy định bảo vệ nghiêm ngặt, ý thức rõ ràng, thì việc xảy ra thiệt hại, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Đến lúc đấy thì có tiền cũng không mua nổi giá trị lịch sử.

PGS. TS. Lê Quý Đức, nguyên phó Viện trưởng Viện Văn hoá và Phát triển: “Phải được giải quyết đồng bộ, tổng thể”

“Hỏa hoạn nơi di tích xảy ra ngày một nhiều. Muốn phòng cháy phải biết kết hợp cả hai phương pháp giữa thủ công truyền thống với hiện đại. Các bình xịt, thang, bể nước, mái rạ, mái rơm phải được kiểm tra liên tục. Đối với các nơi thờ tự vùng nông thôn thực hiện theo phương pháp truyền thống là tốt nhất.” - PGS. TS Đặng Văn Bài - nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam nói.

Dù ở một số di tích, ban quản lý đã hạn chế việc phật tử thắp hương, song thực tế vẫn có nhiều người cố tình làm điều đó. Đồ vàng mã, đèn, nến đều được đặt bên các hiện vật thường bằng gỗ, được che phủ bằng vải lụa dễ bắt cháy. Hệ thống điện ở nhiều di tích, dây rợ chằng chịt, không được thiết kế an toàn, thường do những người trông nom di tích tự làm chứ không có bàn tay của các kỹ sư điện nên chứa đựng những ẩn họa cho di tích. Hơn nữa, các chùa chiền bị vây quanh, xâm lấn trong không gian làng xã chật chội. Vì vậy, khi xảy ra hỏa hoạn việc cứu hỏa bằng các phương tiện hiện đại như xe cứu hỏa rất khó khăn nên có một số di tích khi xảy ra cháy thì cũng đành…chịu. Bên cạnh đó, thiết bị chữa cháy như bình xịt, thang còn quá thô sơ, ít được quan tâm, kiểm tra nên khi xảy ra hỏa hoạn thường lúng túng, trở tay không kịp.

Bộ VHTT&DL đã cho tăng cường lắp đặt thêm hệ thống camera chống trộm, chống cháy tại các di tích là việc làm cần thiết. Song vấn đề ở đây không phải là thiết bị kỹ thuật mà là con người. Tôi cho rằng, phòng chống hỏa hoạn phải là một vấn đề được giải quyết tổng thể và đồng bộ giữa hệ thống kỹ thuật và con người. Tại các di tích cần có thêm đội ngũ bảo vệ, người trông coi. Những người này phải được trang bị, tập huấn kiến thức chuyên môn về phòng, chữa cháy kịp thời. Bên cạnh đó, họ phải được hưởng chế độ đích đáng. Chính quyền địa phương cần có quy chế cụ thể về khen thưởng, xử phạt trong hoạt động này; đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ cổ vật di tích ở nơi thờ tự ấy.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Xem thêm
Phiên bản di động