Hiệu quả từ việc dồn điền, đổi thửa
Giao đất dồn điền đổi thửa đã quy hoạch cho người dân | |
Làm tốt công tác dồn điền đổi thửa |
Là một trong 17 thủ đô có địa giới hành chính lớn nhất thế giới, với diện tích hơn 3.300 km2 sau khi sáp nhập, Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển nền kinh tế nông nghiệp kiểu mẫu của cả nước. Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, diện tích sử dụng đất nông, lâm nghiệp, thủy sản của Hà Nội lên tới 188.601 ha. Sau 10 năm sáp nhập địa giới hành chính, ngành nông nghiệp của Thủ đô đã nỗ lực vượt qua nhiều trở ngại, đạt được những thành quả bước đầu, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những vùng chuyên canh lớn.
Sản xuất nông nghiệp của Thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao; hình thành một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng. Thu nhập và đời sống của nhân dân được nâng lên và cải thiện rõ rệt, an ninh trật tự an toàn xã hội nông thôn được củng cố.
Dồn điền đổi thửa đã tạo ra các cánh đồng lớn để áp dụng các tiến độ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất (Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hoàn tại huyện Ứng Hòa. ảnhKT-ĐT) |
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm hình thành nên nền nông nghiệp hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường, điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu của từng địa phương để có thể bắt kịp xu thế toàn cầu hóa. Trong bối cảnh hiện nay, thực hiện công tác DĐĐT là hướng đi tất yếu đưa nền nông nghiệp còn nhiều bất cập thực sự trở thành một ngành sản xuất hàng hoá, quy mô lớn. Trong đó, việc quy hoạch quỹ đất nông nghiệp tạo ra những “cánh đồng mẫu lớn” là giải pháp nhằm nâng cao giá trị trong canh tác nông nghiệp.
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong công tác dồn điền - đổi thửa một cách có trình tự bài bản và khoa học. Việc dồn điền - tích tụ ruộng đất, ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng xuất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài công tác tuyên truyền, vận động, việc chuyển đổi ruộng đất ở tất cả phường, xã đều được thực hiện triệt để; tổ chức giao ruộng tại thực địa, cấp sổ đỏ cho các hộ dân và bước cuối cùng là tổ chức sản xuất trên diện tích chuyển đổi. Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường, đến ngày 31/12/2017 đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sau dồn điền đổi thửa đạt 99,1% tổng số thửa đất cần phải cấp Giấy chứng nhận.
Trong đó một số địa phương đã hoàn thành 100% kế hoạch như các huyện: Thường Tín, Phúc Thọ, Thanh Trì, Thạch Thất, Ứng Hòa, Hoài Đức, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây; qua đó tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân liên doanh, liên kết, sản xuất theo hướng chuyên canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân.
Thực hiện chương trình số 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020" của Thành ủy Hà Nội, sau 2 năm triển khai (2016-2018), bộ mặt nông thôn tại các huyện ngoại thành Hà Nội ngày một khang trang, sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển, nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Nội, tính đến hết năm 2017, trên toàn thành phố đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được 79.183,1/75.980,1ha (đạt 104,2%), vượt 3.673,5ha so với kế hoạch thành phố giao. Sau dồn điền đổi thửa các địa phương đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi các vùng đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả cao hơn như: Chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản (6.416,7 ha); cây ăn quả (5.538,6 ha); thực hiện mô hình VAC, VACR (2.079,6 ha); trồng rau an toàn (1.823,6 ha); chăn nuôi xa khu dân cư (623,7 ha); trồng hoa, cây cảnh là 508,2 ha; và một số loại hình khác khoảng 594,5 ha. Từ đó Thành phố đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như: Các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25-30%; vùng sản xuất rau an toàn cho giá trị sản xuất từ 400-500 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng cây ăn quả với giá trị 0,5-1 tỷ/ha/năm; vùng trồng hoa, cây cảnh cho giá trị từ 0,5-1,5 tỷ/ha/năm; các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư với giá trị từ 1-2 tỷ/ha/năm; vùng nuôi trồng thủy sản hiệu quả tại một số huyện như: Thanh Trì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức cho giá trị từ 200-300 triệu đồng/ha/năm. Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lên 35% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn Thành phố. |
Chủ trương quy hoạch đồng ruộng, xây dựng đường nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, dồn điền thành những cánh đồng mẫu lớn, nhằm hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp đã thực sự giúp người nông dân Thủ đô nâng cao thu nhập từ chính trên ruộng đất của mình. Cách làm này ngoài việc tăng diện tích từng thửa ruộng, giảm tỷ lệ bờ bao, còn tạo điều kiện để người nông dân và doanh nghiệp xích lại gần với sự liên kết chặt chẽ trong việc hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Trên địa bàn thành phố, công tác dồn điền đổi thửa đã hoàn thành với tổng diện tích dồn điền đổi thửa khoảng 76.891ha. Diện tích đất nông nghiệp được quy hoạch lại và đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng theo tiêu chuẩn, tiêu chí nông thôn mới. Thành phố đã đẩy mạnh việc chuyển đổi vùng đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình canh tác hiệu quả cao hơn, qua đó, giúp gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Việc phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn, đem lại nhiều lợi ích rõ rệt, đặc biệt chi phí các khâu dịch vụ đều giảm, giúp tăng thu nhập cho nông dân nhờ tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành, lợi nhuận thu được cao hơn so với trước đây, tăng tính cộng đồng, hạn chế chênh lệch giữa các hộ nông dân trong canh tác; vật tư đầu vào được cung ứng tốt, kịp thời; áp dụng kỹ thuật đồng bộ; giảm chi phí các dịch vụ làm đất, tưới nước, gieo cấy, thu hoạch; thúc đẩy cơ giới hóa; bảo vệ môi trường, giảm khí thải; sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường; tăng khả năng cạnh tranh.
Việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã được đẩy mạnh trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, cho năng suất vượt trội, giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm như: Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao; các trang trại trồng trọt sử dụng giống nuôi cấy mô, giống sạch bệnh, hệ thống tưới tiết kiệm, canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà lưới… Từ chỗ chưa có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, hiện nay toàn thành phố Hà Nội có 123 mô hình ứng dụng công nghệ cao.
Theo ông Nguyễn Xuân Đại, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô hiện nay đạt 28%, trong đó đối với lĩnh vực trồng trọt đạt 18,9%, chăn nuôi 35,5%, thủy sản 13%. Nhìn chung các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho năng suất cao hơn hẳn so với mô hình truyền thống từ 10 -12% và hiệu quả kinh tế tăng từ 25-28%.
Với điều kiện thuận lợi của Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật của cả nước, ngành nông nghiệp Thủ đô cần phát huy tối đa lợi thế nguồn lực, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp an toàn, mang lại sức cạnh tranh cao. Giải quyết được những vấn đề căn bản trên, thiết nghĩ sẽ tạo đà để nền nông nghiệp Thủ đô phát triển mạnh mẽ, đi lên xứng tầm với vị thế của một Thủ đô của một đất nước có tiềm lực về kinh tế nông nghiệp.
Song Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Tin khác
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Nông thôn mới 17/07/2024 11:55