Hiến mô, tạng khi chết não: Nghĩa cử cao đẹp!
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm bệnh nhân ghép tạng tại Bệnh viện Quân y 103 | |
Vượt qua nỗi đau mất con, người mẹ đồng ý hiến tạng cứu 4 người. | |
9x đi bộ xuyên Việt với ước mong hiến tạng |
Chương trình “Khi sự sống được sẻ chia”, nhằm mục đích chuyển tải việc hiến tặng mô, tạng cứu người như một nghĩa cử cao đẹp. |
Chương trình “Khi sự sống được sẻ chia” năm nay, nhằm mục đích chuyển tải sâu rộng ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả của việc hiến tặng mô, tạng cứu người như một nghĩa cử cao đẹp, một biểu tượng sáng chói của lòng nhân ái vì con người. Một lời kêu gọi đến cộng đồng xã hội tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng và là lời tri ân của ngành y tế đến những tấm lòng vàng đã tình nguyện hiến tặng một phần cơ thể của mình khi còn sống, đại diện những gia đình có người thân đã hiến tạng sau khi chết, chết não để cứu giúp những bệnh nhân suy mô, tạng giai đoạn cuối.
Theo TS Lê Quang Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong những năm qua công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân là nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạm tính, hiểm nghèo do các mô tạng bị suy giảm chức năng chưa hồi phục được như: suy thận nặng, suy gan, suy tim, suy tủy…
“Qua hơn 20 năm từ khi thực hiện ca ghép tạng đầu tiên (15/6/1996), Việt Nam thực hiện được 1.281 ca ghép thận, 54 ca ghép gan, 16 ca ghép tim, 8 ca ghép tủy, 1 ca ghép khối thận tụy và 1 ca ghép khối tim phổi, đây là con số ít ỏi so với tiềm năng. Trình độ tiếp cận của nước ta được đánh giá ngang tầm khu vực và quốc tế” – GS.TS Cường cho biết thêm.
Cũng theo GS.TS Cường, việc ghép mô, bộ phận cơ thể người (tạng) là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạm tính, hiểm nghèo do các mô, các bộ phận của cơ thể người bị suy giảm chức năng và không phục hồi được như suy thận mãn, suy gian, suy tim…
Bên cạnh đó, ghép tạng cũng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh suy tạng giai đoạn cuối bằng cách lấy tạng của người hiến để ghép cho người bệnh. Có thể nói, rất nhiều trường hợp suy nội tạng sẽ được cứu sống nếu như chúng ta có nguồn hiến tạng thích hợp vì ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh suy tạng.
Được biết, hiện nay ở Việt Nam theo số liệu thống kê, cả nước hiện có hàng chục ngàn người bị suy thận cần được ghép. Về ghép gan, chỉ tính ở Hà Nội đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan. Hiện cả nước có 300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc cần được ghép và hàng ngàn người chờ được ghé tim, phổi…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55