Hát quốc ca nối dài tình yêu tổ quốc

Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. 
Thực hiện nghi thức hát Quốc ca: Tăng thêm sức mạnh đoàn kết
Từ 1/8: Hà Nội hát Quốc ca tại lễ chào cờ Tổ quốc
Hát Quốc ca: Bài học yêu Tổ quốc chảy trong tim mỗi người

Ở nhiều nước trên thế giới, việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong toàn xã hội. Và hôm nay, Hà Nội- trái tim của cả nước đã và đang đi đầu về việc thực hiện hát Quốc ca. Thực khó có thể đong được cảm xúc trong mỗi người, chỉ biết lòng yêu tổ quốc dường như đang được nối dài từ hành động đó.

Cách đây 70 năm, ngày 13/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt ca khúc “Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17/ 8/1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát Lớn, “Tiến quân ca” lần đầu tiên đã được cất lên trước đông đảo quần chúng nhân dân. Hai ngày sau, cũng tại quảng trường Nhà hát Lớn, ngày 19/8/ 1945, trong khí thế long trời lở đất của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, dưới cờ đỏ sao vàng, dàn đồng ca Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát vang “Tiến quân ca”. Đặc biệt, ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, “Tiến quân ca” chính thức được cử hành trọng thể trong lễ Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến hôm nay “Tiến quân ca” vẫn là Quốc ca Việt Nam. Mỗi khi giai điệu Quốc ca được cất lên, ở bất kể thời gian nào, bất cả nơi đâu, mỗi chúng ta lại như được tiếp thêm sức mạnh, sức mạnh của lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Hát quốc ca nối dài tình yêu tổ quốc
Hát Quốc ca thể hiện niềm tự hào và thân yêu Tổ quốc

Còn nhớ, mùa hè năm ngoái, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước ta, ca sĩ Minh Quân và ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh đã thực hiện dự án âm nhạc MV Quốc ca với sự tham gia của 1.300 người, trong đó có khoảng hơn 300 nghệ sĩ, gây niềm xúc động sâu sắc trong lòng công chúng.

Theo tìm hiểu, phong trào hát Quốc ca đã được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp, đơn vị, nhà trường trên địa bàn Hà Nội từ nhiều năm nay. Điển hình như Tổng Công ty May 10, từ tháng 3/2010 đến nay, cứ đến sáng thứ 2, từ ban lãnh đạo đến toàn thể nhân viên bắt đầu tuần làm việc mới bằng việc tham gia lễ chào cờ và hát Quốc ca. Hàng trăm buổi sáng thứ 2 với lễ chào cờ, hát Quốc ca đã diễn ra nhưng bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Tổng Giám đốc công ty, cho biết, mỗi lần cất tiếng hát đều để lại cho chúng tôi một cảm xúc đặc biệt. Từ trụ sở chính của công ty tại Hà Nội, hoạt động có ý nghĩa này được duy trì đều đặn. Qua 5 năm, đã lan tỏa và nhân rộng tới tất cả các đơn vị thành viên của May 10 tại 7 tỉnh, thành phố trong cả nước, thu hút sự tham gia nhiệt tình của cán bộ, công nhân, viên chức và trở thành nét đẹp văn hóa của May 10, tạo nên sức mạnh kết nối đoàn kết, góp phần hạn chế tiêu cực và mọi người trong Tổng công ty...

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội- đơn vị hành chính sự nghiệp của Hà Nội cũng đã ghi dấu ấn bởi việc thực hiện chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ hai trước khi bắt đầu một tuần làm việc mới từ hơn một năm nay. Theo bà Phan Tú Lan, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông, nhận thấy hát Quốc ca thường xuyên sẽ tạo được thói quen tốt, nâng cao kỷ cương, kỷ luật cho cán bộ, công chức, viên chức. Không chỉ khơi dậy tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc, chào cờ, hát Quốc ca hằng tuần còn nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, viên chức về tinh thần trách nhiệm với đất nước, đối với công việc mình đang làm, vì vậy Ban Giám đốc đã thống nhất triển khai thực hiện chào cờ và hát Quốc ca sáng thứ hai hằng tuần, tạo động lực làm việc mới cho cả tuần trong toàn cơ quan.

Đúng là trong mỗi hoàn cảnh lịch sử, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam đều bộc lộ một cách mãnh liệt. Hát Quốc ca chính là một cách thể hiện sâu sắc lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cách mạng. Có lẽ vì thế mà khi Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ra công văn Công văn số 2240-CV/BTGTU về việc thực hiện nghi thức chào cờ, hát Quốc ca trong sinh hoạt tập thể và mới đây là Thông tri số 23-TT/TU của Thành ủy Hà Nội về "việc hát Quốc ca trong nghi thức chào cờ Tổ quốc" đã nhận được hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo CNVCLĐ không phải chỉ ở Hà Nội mà còn đối với người dân ở các địa phương khác.

Trao đổi với LĐTĐ, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, cho biết, qua đợt kiểm tra tại một số đơn vị như Thành đoàn Hà Nội, Sở Thông tin- Truyền thông, Công an thành phố, bên cạnh việc các đơn vị đó thực hiện một cách rất nghiêm túc, chúng tôi còn nhận thấy nhiều người đi đường khi thấy lễ chào cờ cũng dừng lại, đứng nghiêm cùng cất tiếng hát Quốc ca. Xúc động vô cùng. Điều này chứng tỏ, trong tim mỗi người dân Việt Nam luôn dâng trào tình yêu Tổ quốc.

Chợt nhớ tới những dòng nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc viết về cuộc chia tay của những sinh viên Trường Đại học Tổng hợp, giã từ giảng đường để lên đường ra trận, trong cuốn “Nhật ký mãi mãi tuổi 20”: "Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên sân trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! Khóc không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì cảm động".

Lê Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

(LĐTĐ) Trong hai ngày 3 - 4/5, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 80mm.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.

Tin khác

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tên gọi Việt Nam - Điện Biên Phủ, tên gọi Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử nhân loại.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách “Điện Biên Phủ” với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ. Khác với công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử, bộ sách có nội dung tuyển chọn, trình bày hiện đại rõ ràng, bìa mềm, độ dày vừa phải, hướng đến bạn đọc trẻ và các tủ sách cơ quan, doanh nghiệp.
Những đợt tấn công oanh liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Những đợt tấn công oanh liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử được chia làm 3 đợt tấn công, trong đó đợt tấn công thứ 2 và thứ 3 diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt.
Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5) - kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). Đây được coi là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là dịp để tôn vinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Bức tranh panorama hơn 3.000m² tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bức tranh panorama hơn 3.000m² tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã được tái hiện lại một cách chân thực, sống động và hùng tráng thông qua ngôn ngữ hội họa của bức tranh panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tác phẩm không chỉ thu hút đông đảo du khách tham quan mà nó còn là niềm tự hào “Lịch sử của Việt Nam là phải do người Việt Nam thể hiện”.
30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

(LĐTĐ) Những ngày Tháng Tư lịch sử, dưới sắc cờ rực đỏ, trong niềm vui lớn lao mừng Ngày đất nước thống nhất, phóng viên Báo Lao động Thủ đô về lại “Đất thép thành đồng” Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chứng kiến biết bao sự đổi thay, phát triển nơi đây.
Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.
Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Xem thêm
Phiên bản di động