Hát Quốc ca: Bài học yêu Tổ quốc chảy trong tim mỗi người
Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là nghi thức thiêng liêng | |
Sở GD-ĐT yêu cầu hát Quốc ca trong lễ chào cờ |
Điều gì khiến Ban Tuyên giáo Thành ủy có công văn về thực hiện nghi thức chào cờ hát Quốc ca trên địa bàn thành phố, thưa ông?
Ông Hồ Quang Lợi: Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định quy định về việc các đại biểu, người tham dự lễ chào cờ phải hát Quốc ca. Một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị cũng đã chủ động triển khai, tuy nhiên, những việc làm này còn đơn lẻ, chưa đồng bộ, Hà Nội không là ngoại lệ.
Để việc hát Quốc ca theo quy định trở thành nề nếp trong các dịp lễ, sự kiện quan trọng của các cơ quan, đơn vị của Thủ đô, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành công văn gửi đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố yêu cầu thực hiện tốt việc này.
Theo đó, kể từ 1/6 vào thứ 2 hàng tuần, khuyến khích các đơn vị, cơ quan đóng trên địa bàn TP thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca. Nội dung công văn do Ban Tuyên giáo Thành ủy ban hành thực ra không có gì mới, đó chỉ là một việc cần thiết phải làm. Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là một nghi thức thiêng liêng, thể hiện sâu sắc lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giáo dục lý tưởng cách mạng cho các cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Hơn nữa, năm 2015 diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại, nhiều ngày lễ lớn, lại là năm đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nên việc hát Quốc ca càng cần chú trọng và thực hiện tốt.
Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca đã được quy định trong Hiến pháp. Quốc ca mang hồn dân tộc, là công dân ai cũng phải tự hào, trân trọng và quan trọng hơn phải biết hát. Nhưng tại sao thời gian qua việc duy trì nề nếp hát Quốc ca lại chưa tốt? Phải chăng do ỷ lại kỹ thuật băng, hình hay còn nguyên nhân nào khác?
Ông Hồ Quang Lợi: Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân là do chúng ta chưa đưa việc dạy hát Quốc ca vào chương trình giáo dục chính thức của nhà trường. Quốc ca, hồn dân tộc thiêng liêng là thế mà không ít cơ quan, đơn vị vẫn chưa nhận thức đúng đắn để từ đó chuyển thành hành động cụ thể. Quốc ca phải được dạy, được học sao cho mỗi người phải hát đúng nhạc, đúng lời. Nếu như từ cấp tiểu học, học sinh được dạy hát Quốc ca thì đến khi trưởng thành, không có lý do gì lại không thuộc, không biết hát Quốc ca.
Tuổi trẻ Thủ đô hát Quốc ca |
Một lý do khác, hát Quốc ca với nhiều người hiện nay đang được thực hiện như một quy định hành chính, đôi khi miễn cưỡng. Tôi cho rằng, không nên xem hát Quốc ca là công việc được thực hiện như một nghĩa vụ hay một trách nhiệm gì đó quá nặng nề, mà nên thấy đó là quyền lợi, là niềm tự hào của mỗi công dân khi cất lên những ca từ, giai điệu ngợi ca tâm hồn, khí phách dân tộc.
Có một điều khiến tôi trăn trở lâu nay: Quốc ca Việt Nam thiêng liêng là vậy, hát Quốc ca lại là một việc không quá khó, vậy tại sao chúng ta làm chưa tốt, hát Quốc ca vẫn chưa thành một nhu cầu tự thân của mỗi người ? Mỗi khi Quốc ca cất lên, không ít người không hát, hoặc có hát thì cũng ấp úng, sai lời, sai nhạc. Nhất là khi diễn ra các sự kiện lớn mới càng thấy rõ tình trạng có nhiều người không biết hát Quốc ca. Nếu không bật băng ghi âm thì việc hát ở nhiều nơi cũng rời rạc, lộn xộn. Với một bản Quốc ca thiêng liêng, chứa đựng tâm hồn, khí phách dân tộc thì không được phép làm như vậy. |
Vậy làm thế nào để duy trì hát Quốc ca thành nề nếp, thưa ông?
Ông Hồ Quang Lợi: Quy định hát Quốc ca trở thành nề nếp trong các sinh hoạt tập thể, hội nghị và sự kiện quan trọng..., việc này không quá khó, nằm trong tầm tay của tất cả chúng ta. Nếu triển khai đồng bộ thì sẽ mang lại một hiệu quả lớn. Do đó, sau khi ban hành công văn, ngoài việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, Ban Tuyên giáo Thành ủy sẽ lựa chọn một số đơn vị đã và đang tích cực, chủ động làm tốt việc này, ghi những hình ảnh đẹp, những clip sinh động để tiếp tục tuyên truyền, khích lệ tinh thần yêu nước của mỗi công dân qua việc hát Quốc ca. Sáng 1/6, được dự và chứng kiến nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca vào sáng thứ 2 tại Thành đoàn Hà Nội, Sở Thông tin- Truyền thông, Cảnh sát cơ động (Công an TP) và một số các cơ quan, đơn vị khác càng thấy ý nghĩa sâu sắc của việc chào cờ, hát Quốc ca.
Đây là tuần đầu tiên các cơ quan, đơn vị, công sở trên địa bàn thực hiện hát Quốc ca vào lễ chào cờ sáng thứ 2 (1/6). Cảm nghĩ của ông khi đến kiểm tra tại một số đơn vị thế nào?
Ông Hồ Quang Lợi: Trong mỗi hoàn cảnh lịch sử, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam đều bộc lộ một cách mãnh liệt. Hát Quốc ca chính là một cách thể hiện sâu sắc lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cách mạng. Đó cũng là lý do vì sao công văn này vừa ban hành đã nhận được hưởng ứng mạnh mẽ như vậy không phải chỉ ở Hà Nội mà còn đối với người dân ở các địa phương khác.
Qua đợt kiểm tra tại một số đơn vị như Thành đoàn Hà Nội, Sở Thông tin- Truyền thông, Công an thành phố, bên cạnh việc các đơn vị đó thực hiện một cách rất nghiêm túc, chúng tôi còn nhận thấy nhiều người đi đường khi thấy lễ chào cờ cũng dừng lại, đứng nghiêm cùng cất tiếng hát Quốc ca. Xúc động vô cùng. Điều này chứng tỏ, trong tim mỗi người dân Việt Nam luôn dâng trào tình yêu Tổ quốc .
Kỳ vọng rằng, từ sự tiên phong của Hà Nội, nội dung này cũng sẽ được triển khai sâu rộng tại các bộ, ngành và nhiều địa phương trong cả nước, để không còn câu hỏi khiến nhiều người day dứt: “Quốc ca Việt Nam không có lời à?” như nhà vua một nước Bắc Âu đã từng hỏi nhà lãnh đạo nhà nước ta như vậy!
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thực hiện Công văn số 2240-CV/BTGTU ngày 22/5/2015 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, bắt đầu từ 1/6, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Chính trị - Xã hội của TP Hà Nội tiến hành nghi thức chào cờ. Sáng 1/6 các cơ quan, đơn vị như Thành Đoàn Hà Nội, Cảnh sát cơ động (Công an Thành phố), Sở Thông tin – Truyền thông thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca rất trang nghiêm. |
Lê Hà
(Thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37