Hàng chục lao động tại tòa nhà Keangnam bị “đẩy” ra đường
Quy định về đình chỉ công việc người lao động | |
Không chi trả đầy đủ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động? | |
Người lao động sẽ được đảm bảo quyền lợi | |
Công nhân đòi quyền được tôn trọng |
Nhiều người lao động lo lắng vì bỗng nhiên bị mất việc |
Cầm 10 triệu đồng tiền lương tháng, như mọi lần, anh Phạm Văn Hiền làm ở bộ phận giám sát kỹ thuật thang máy của tòa nhà tỏ ra hết sức vui mừng vì đã có thể đóng tiền nhà thuê trọ, học phí cho 3 đứa con. Nhưng lần này lại khác vì có thể đây là nhận lương cuối cùng của anh mà BQT tòa nhà trả vì kèm theo số tiền lương là thông báo cho nghỉ việc.
“Hai vợ chồng em từ Nam Định lên đây thuê trọ, vợ em hiện vẫn chưa có việc làm, ba đứa con nheo nhóc, chỉ trông vào nguồn thu nhập của em. Vậy mà bây giờ BQT tòa nhà lại cho em nghỉ, chẳng biết vợ chồng, con cái em phải sống như thế nào?”, anh Hiền lo lắng nói.
Cũng theo anh Hiền, trước khi vào làm tại tòa nhà Keangnam, anh đã có 7 năm làm chuyên môn về vận hành thang máy. Từ năm 2009 đến nay làm việc ở đây, anh chưa một lần mắc sai lầm nào về kỹ thuật, chưa hề bị kỷ luật. Hợp đồng của anh được ký 1 năm, đến năm 2017 mới hết hợp đồng. Vậy mà BQT tòa nhà lại cho anh nghỉ việc một cách đột ngột khi anh chưa chuẩn bị cho công việc sau này của mình.
Anh Phạm Văn Hiền trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô |
Cùng chung cảnh ngộ với anh Hiền là chị Mai Thanh Thúy, làm ở bộ phận quản lý vệ sinh của cả hai tòa nhà Keangnam. Chị Thúy mới chuyển về đây được 2,5 năm, trong quá trình làm việc, chị chưa từng bị kiểm điểm gì, nhưng nay cũng bỗng bị mất việc, ảnh hưởng lớn đến gia đình.
Không chỉ anh Hiền, chị Thúy đang làm việc bỗng bị mất việc mà 24 người khác cũng rơi vào tình cảnh ấy. Theo phóng viên Báo Lao động Thủ đô tìm hiểu thì việc gần 30 lao động bỗng bắt nguồn từ việc BQT tòa nhà đã mở gói thầu “Dịch vụ quản lý vận hành chung cư Keangnam”. Kết quả BQT đã lựa chọn đơn vị quản lý mới là Cty Cổ phần Quản lý và khai thác tòa nhà VNPT (PMC).
Điều này vấp phải sự phản đối quyết liệt của 26 cán bộ công nhân Ban quản lý đương nhiệm bởi họ đã làm việc tại đây nhiều năm. Họ quản lý vận hành tòa nhà rất hiệu quả, an toàn, chưa xảy ra một sự cố nào dù nhỏ nhất.
Để đưa PMC vào thay thế Ban quản lý hiện tại, BQT đã chủ động thông báo miệng đồng thời ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động do bà Nguyễn Thị Lâm Hồng, Phó trưởng ban quản trị tòa nhà ký.
Nói về điều này, ông Nguyễn Văn Cẩn, Trưởng BQT tòa nhà Keangnam cho biết ông đang đi công tác miền Nam. Việc ủy quyền cho bà Hồng ký vào thông báo yêu cầu nhân viên vận hành tòa nhà bàn giao công việc và nghỉ việc ông mới chỉ đồng ý về chủ trương chứ chưa trực tiếp ký.
Theo công nhân ở đây, mặc dù đơn vị mới vẫn chưa được bàn giao máy móc nhưng vào sáng hôm nay (12/4), đã có nhân viên của đơn vị mới vào vận hành máy móc làm chuông phòng cháy báo động khiến nhiều cư dân trong ngôi nhà này không khỏi hoang mang.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ chỉ đạo để xử lý ngay vấn đề này.
Trao đổi với PV, luật sư Trần Đại Dương (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động trong các trường hợp sau đây:
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi.
Người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động thì người sử dụng lao động phải xin ý kiến của Công đoàn.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì việc BQT tòa nhà Keangnam chấm dứt hợp đồng lao động không có lý do là hoàn toàn trái luật.
Và như vậy, 26 công nhân của ban quản lý phải được nhận sổ lao động và được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định; được thanh toán các quyền lợi doanh nghiệp còn nợ và các quyền lợi vật chất khác quy định tại thoả ước lao động tập thể. (nếu có)
Đồng thời, những lao động này được nhận trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và đượctrả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động…
Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.
Ngô Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31