Hàn the, Tinopal trong bún, phở hại sức khỏe như thế nào?
Nhúng trái cây vào hóa chất có thể bị phạt nặng | |
Bình Phước: Hơn 120 công nhân nhập viện sau khi ăn bún thịt heo |
Được biết, sáng 7/5, gia đình chị Nguyễn Thị Truyền gồm 15 người đi ăn sáng tại quán phở trên đường Hoàng Hoa Thám (TP.Vũng Tàu). Sau khi ăn xong khoảng một tiếng, một người trong gia đình bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đi ngoài. rồi nôn mửa.
Tuy nhiên, nghĩ không sao nên tất cả gia đình lên xe trở về TP.HCM. Trên đường về, tất cả 15 người bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, đau bụng tiêu chảy rồi nôn mửa đồng loạt. Có người sốt cao nên đã được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Tâm Trí (quận 12).
Tại bệnh viện, qua khám và xét nghiệm dịch dạ dày, bác sĩ cho biết nguyên nhân 15 người đều bị nôn mửa là do ngộ độc thức ăn. Đến trưa 8/5, các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tuy nhiên còn triệu chứng đau bụng từng cơn nên vẫn chưa được xuất viện.
Bún, phở đều được làm từ gạo. Tuy nhiên, vì lợi nhuận kinh tế, nhiều tiểu thương dùng các chất làm sợi bún, phở trắng, bắt mắt, giúp để được trong thời gian dài.
Hàn the, huỳnh quang là hai chất có hại cho sức khỏe có trong bún. Ảnh minh họa |
Theo nhiều cuộc kiểm tra của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, để tạo ra màu trắng đó, người ta đã thêm vào bún hóa chất Tinopal (huỳnh quang). Việc thêm hóa chất này cũng giúp bún để lâu khó thiu, không bị khô cứng.
Bên cạnh đó, hàn the cũng là một hóa chất không thể thiếu của các gian thương khi sản xuất bún để tạo độ giòn, dai, không bết dính cho bún.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Trần Hồng Côn - Khoa Hóa Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, (ĐHQGHN) cho biết: “Huỳnh quang và hàn the được phát hiện sử dụng trong công nghệ làm bún đều là hai hóa chất cấm rất nguy hiểm. Nếu cơ thể nạp chúng vào với số lượng lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng ung thư.
Người tiêu dùng có thể dùng que thử được bán sẵn hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the. Ảnh minh họa |
Huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy vì có màu óng ánh, đẹp. Chính vì thế, nhiều người đã bất chấp hậu quả để dùng hóa chất này trong quá trình làm bún bởi nó tạo độ bóng trên bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn hơn.
Huỳnh quang làm sáng bóng thực phẩm rất hại cho cơ thể vì nó chứa nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể rất nguy hiểm”.
Ông cũng cho biết, hàn the đây là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Dùng hàn the liều cao có thể gây ngộ độc cấp, còn với liều lượng nhỏ tích tụ và gây ngộ đôc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể.
Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại bệnh. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận.
Thực tế cuộc sống, hàn the có trong bún, phở. Bún không sử dụng hàn the và hóa chất mua về để hơi lâu hoặc qua ngày sẽ bị chua và ôi thiu. Những loại bún để 2-3 ngày chưa ôi thiu, khi nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử dụng hàn the và hóa chất quá liều lượng.
Riêng để thử hàn the, người tiêu dùng có thể dùng que thử được bán sẵn hoặc dùng bột nghệ cho vào, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.
Trao đổi với PV về vụ 15 người trong một gia đình ngộ độc do ăn phở, ông cho hay: “Trong bát phở có nhiều thành phần, có thể do thịt, nước dùng, thậm chí rau gây độc chứ không riêng gì sợi phở. Nếu phở có hàn the, huỳnh quang, mỗi người chỉ ăn một bát không thể ngộ độc đến mức vào viện”.
Theo Ngọc Thi/ giadinh.net.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05