Hạn chế rác thải nhựa, tuyên truyền thôi, chưa đủ!

(LĐTĐ) Thời gian qua, phong trào chống rác thải nhựa, “nói không” với sản phẩm nhựa sử dụng một lần đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Với vai trò tiên phong, Hà Nội đang có những bước đi tích cực, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để người dân thay đổi hành vi tiêu dùng, từ bỏ hoàn toàn các sản phẩm nhựa dùng một lần không phải là chuyện dễ dàng trong một sớm một chiều.
han che rac thai nhua tuyen truyen thoi chua du Hà Nội tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa
han che rac thai nhua tuyen truyen thoi chua du Chung tay xóa bỏ rác thải nhựa tại Việt Nam
han che rac thai nhua tuyen truyen thoi chua du Chống rác thải nhựa: Bài học từ những cách làm hay

Nhiều nỗ lực

Theo thống kê, mỗi ngày khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 5.500 - 6.000 tấn. Trong đó, lượng rác thải nhựa chiếm 8 - 10%, tương đương với số lượng khoảng 50 - 60 tấn. Tác hại của rác thải nhựa với môi trường đã được cảnh báo nhiều lần và được đẩy mạnh tuyên truyền với quy mô sâu rộng.

Đáng ghi nhận, bằng sự nỗ lực Hà Nội đã thực hiện không ít giải pháp có hiệu quả nhằm hạn chế sử dụng rác thải nhựa như: Ban hành kế hoạch về việc hành động chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020. Trong đó, Hà Nội yêu cầu các ngành dịch vụ, sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại thực hiện các mô hình giảm thiểu chất thải và tái chế trong các hoạt động của đơn vị.

han che rac thai nhua tuyen truyen thoi chua du
Rác thải nhựa, trong đó có túi ni lông là những chất khó phân hủy và gây tác hại dài lâu với môi trường. Ảnh: Giang Nam

Đối với việc giảm thiểu chất thải nhựa trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị xã hội và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, Thành phố yêu cầu phải thực hiện kế hoạch cắt giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.

Cùng đó, Hà Nội cũng đặt mục tiêu 100% các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế 80% các sản phẩm nhựa khó phân hủy, giảm thiểu sự phát thải chất thải nhựa, tăng cường thu gom, tái chế chất thải nhựa. Hà Nội cũng đặt mục tiêu đến 31/12/2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa.

Không chỉ dừng lại ở phong trào, thời gian gần đây, nhiều cá nhân, tổ chức trên địa bàn Thành phố đã có những hành động tích cực nhằm hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa một lần, đẩy lùi rác thải nhựa như các dự án nhặt rác, thu gom vỏ hộp sữa, làm gạch sinh thái ecobrick từ túi ni lông… Nhiều doanh nghiệp cũng tích cực hưởng ứng bằng việc đưa ra thị trường nhiều sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng nhựa trong sản xuất...

Đặc biệt, theo khảo sát của phóng viên tại một số siêu thị như: Co.opmart Hà Đông, Big C Hồ Gươm, các siêu thị thuộc hệ thống Vinmart và cửa hàng Vinmart+..., phóng viên đã ghi nhận được nhiều sự chuyển biến tích cực.

Cụ thể, các siêu thị đều chuyển sang sử dụng túi túi ni lông tự phân hủy để gói hàng cho khách và bán sản phẩm túi, màng bọc thực phẩm, găng tay dùng khi chế biến thực phẩm... làm từ túi ni lông tự phân hủy. Tại quầy rau xanh ở các siêu thị Co.opmart Hà Đông, Big C Hồ Gươm, Big C Lê Trọng Tấn... một số loại rau cũng được gói bằng lá chuối như Lotte Mart Đống Đa.

Cần thêm giải pháp

Dù có nhiều nỗ lực song ở các chợ dân sinh, tình trạng người dân trao đổi, mua bán sử dụng túi ni lông vẫn tồn tại. Tại đây, người dân vẫn giữ thói quen tiêu dùng là sử dụng túi ni lông để bọc rau, củ, thực phẩm. Quanh câu chuyện tìm giải pháp để hạn chế túi ni lông, nếu nhìn ở góc độ tổng thể, việc tái chế rác thải nhựa hiệu quả, đúng phương pháp thì hoàn toàn có thể biến nó trở thành nguồn tài nguyên hữu ích. Nói cách khác, áp dụng công nghệ xử lý rác vừa thân thiện môi trường vừa tạo sản phẩm hữu ích là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

han che rac thai nhua tuyen truyen thoi chua du
Thay bằng túi ni lông khó phân hủy, nhiều siêu thị đã sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường để bọc, gói thực phẩm. Ảnh: Giang Nam

Song nghịch lý ở chỗ công tác tái chế hiện nay lại chỉ trông chờ vào các làng nghề thủ công, chuyên tái chế phế liệu, chủ yếu là giấy, nhựa như: Tân Triều, xã Triều Khúc (huyện Thanh Trì); phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm); thôn Từ Châu, xã Liên Châu (huyện Thanh Oai); thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa); xã Tiên Dược và Kim Lũ (huyện Sóc Sơn)...

Tại những làng nghề này, vỏ chai đựng nước, lon nước ngọt hay các loại túi ni lông, giấy, vở, sách báo cũ… bỏ đi đang được nhiều người thu gom, phân loại, bán cho các đại lý, rồi chuyển về nơi tái chế. Những thứ này được quay vòng, trở thành vật dụng hữu ích, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người. Tuy nhiên, sống chung với nghề tái chế, đa phần người dân các làng nghề đều bày tỏ mong mỏi sớm được di chuyển cơ sở sản xuất đến cụm công nghiệp làng nghề ở xa khu dân cư để bảo đảm sức khỏe cho gia đình hơn.

Nhìn từ góc độ tổng thể, PGS.TS Bùi Thị An - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội cho rằng, trước mắt chúng ta cần có chính sách và cơ chế để dẹp tận gốc vấn đề rác thải nhựa. “Đầu tiên đó là phải dùng kinh tế đánh vào kinh tế. Nhưng đánh vào “nồi cơm” của ai, nhà sản xuất hay người tiêu dùng, đó là việc cần bàn, nhưng theo tôi các cấp các ngành cần tham mưu Thành phố đưa ngành tái chế rác thành mô hình kinh tế tuần hoàn. Điều này sẽ mang lại lợi ích về kinh tế với đất nước và sức khoẻ con người” - PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để hạn chế rác thải nhựa hiệu quả thì cần phải có thêm chính sách tăng thuế với sản phẩm nhựa, qua đó nâng cao giá thành đối với túi nhựa. Đồng thời phải cấm nhập vật liệu tái chế từ nước ngoài, vì đây là vật liệu độc hại từ các nước đổ sang Việt Nam với giá rẻ. Nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận sẽ sẵn sàng nhập nguồn nhiên liệu này để sản xuất túi nhựa vì vẫn có lãi.

Rõ ràng, việc hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đạt hiệu quả dài lâu thì việc nâng cao nhận thức, hình thành ý thức để mỗi người dân Hà Nội nói không với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế túi ni lông chính là giải pháp căn cơ nhất. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu và qua đó có những hành động cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hằng ngày, vừa có ích cho bản thân vừa làm lợi cho cộng đồng.

Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường, bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn lẫn các loại chứa nhựa phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.

Được biết, thời gian qua Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Thành phố đang triển khai lộ trình gồm 4 giải pháp như sau: Tuyên truyền, khảo sát khối doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm nhựa khó phân hủy; Tuyên truyền các cửa hàng, siêu thị, trường học hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần; Tuyên truyền các cơ sở sản xuất túi ni lông đến năm 2020 hạn chế việc sản xuất, sử dụng ni lông khó phân hủy; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khó phân hủy theo lộ trình.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/12, khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/12, khu vực Hà Nội trời ít mây không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 19/12, trời ít mây, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ, ngày nắng nhẹ, nhiệt độ từ 13 đến 23 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Để Thủ đô xanh bền vững

Để Thủ đô xanh bền vững

(LĐTĐ) Nhằm cụ thể hoá Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh... thành phố Hà Nội đã xây dựng định hướng, tầm nhìn “chiến lược xanh” vào hai quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi. Song song với các chiến lược dài hại, Hà Nội cũng đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với định hướng “Xanh, thông minh, thành phố kết nối toàn cầu”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 17/12, khu vực Hà Nội sáng sớm trời rét, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/12, khu vực Hà Nội không mưa, trời rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 14 độ C.
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"

(LĐTĐ) Trong bối cảnh phát triển đô thị, huyện Thanh Trì (Hà Nội) có khoảng 100 thôn làng, tổ dân phố có nghĩa trang nhân dân không di dời, nên việc biến các nghĩa trang thành công viên tâm linh, vườn hoa cây xanh là một trong những mô hình sáng tạo làm đẹp cảnh quan đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động