Hà Nội vươn tới “Trung tâm khởi nghiệp, trung tâm sáng tạo”
Hà Nội gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp | |
Tạo môi trường khởi nghiệp, thúc đẩy sáng tạo |
Nơi ươm mầm, thúc đẩy ý tưởng sáng tạo
Thông thường, người dân chúng ta vẫn nghĩ rác là thứ bỏ đi, quan điểm này làm cho người dân có thái độ thờ ơ với rác, ngay cả việc phải đổ rác như thế nào cho đúng cũng gây nên nhiều tranh cãi. Trên thực tế, chính việc vứt rác lung tung, bừa bãi khiến môi trường Thành phố bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống bị đe dọa. Đây là điều không thể tránh khỏi nếu cộng đồng dân cư vẫn còn quan điểm cổ hủ về rác thải. Nhận thức rõ điều này, TS Bùi Thiên Hà cùng cộng sự của mình chấp nhận đương đầu với thử thách mới - xây dựng dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin phân loại rác từ đầu nguồn”. Đây cũng là điều mà anh coi đó là “sứ mệnh của mình”.
Tuổi trẻ Thủ đô với phong trào khởi nghiệp. ảnh: minh họa |
“Ứng dụng công nghệ thông tin phân loại rác từ đầu nguồn được ra đời với mong muốn làm thay đổi hành vi của các cá nhân trong mỗi gia đình. Khác với các dự án khác, Bùi Thiên Hà cùng cộng sự đặc biệt chú trọng đến lứa tuổi học sinh, sinh viên, lứa tuổi đã có nhiều thích ứng với công nghệ thông tin. Mong muốn của nhóm nghiên cứu, đó là khi được ứng dụng vào thực tiễn, dự án sẽ cùng với công ty môi trường phát cho mỗi gia đình 2 thùng đựng rác hữu cơ và vô cơ, mỗi khi vứt rác, từng cá nhân sẽ phân loại từ nguồn. Đến khi nào thùng đầy rác, gia đình sẽ báo vào ứng dụng môi trường trên điện thoại, công ty môi trường sẽ đến tận nhà lấy rác và tích điểm cho từng gia đình. Sau này mỗi gia đình sẽ nhận một món quà có ý nghĩa nhằm biểu dương ý thức của từng cá nhân.
Trong quá trình nghiên cứu từ thực tế, TS Bùi Thiên Hà nhận định rằng lượng rác thải hàng ngày có khoảng 15-18% là có thể tái chế ngay được. Lý giải cho câu chuyện này, theo TS Bùi Thiên Hà, lượng rác thải hàng ngày chứa rất nhiều vật chất hữu cơ, những vật chất này chỉ cần sơ chế đơn giản là có thể dùng để làm phân bón; các thành phần còn lại như: Gạch, ngói đá chỉ cần nghiền nhỏ là có thể tận dụng dễ dàng để làm đường; phần còn lại là giấy, nhựa, kim loại… có thể tận dụng để làm vật liệu tái chế. “Làm một phép tính đơn giản, mỗi năm Hà Nội có thể tái chế được khoảng hơn 300.000 tấn rác thải có thể tái chế, trong trường hợp dự án được triển khai thì chúng ta có thể thu về hơn 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong thực tế, không những không có tiền, Thành phố còn thiệt đơn thiệt kép khi phải chi một khoản không nhỏ để mang đi chôn lấp” – TS Bùi Thiên Hà nhận định.
Cùng lấy ý tưởng phục vụ cộng đồng cho “StartUp” của mình, Đỗ Duy Long lại nhìn thấy tiềm năng từ thị trường giáo dục online. Từ ý tưởng này, Đỗ Duy Long cùng đồng sự đã xây dựng và phát triển “Ứng dụng giáo dục học dễ”. Tại đây, ngoài kho sách giáo khoa điện tử được số hóa và dễ dàng sử dụng, Đỗ Duy Long cũng đã cho cập nhật kho video bài giảng, ngân hàng đề thi trắc nghiệm khổng lồ với hơn 30.000 câu hỏi và kết nối hơn 5.000 chuyên gia để có thể giải đáp từng thắc mắc với các lứa tuổi học sinh từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông. “Tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 1 năm vận hành với phiên bản thử nghiệm, “Học dễ” đã có hơn 150.000 người sử dụng, với thuận lợi hiện tại, nếu có thêm sự giúp đỡ, hỗ trợ bởi thành phố Hà Nội, “Học dễ” sẽ dễ dàng dành được khoảng 10% thị phần của Hà Nội và 5% tại Việt Nam” – Đỗ Duy Long cho hay.
Không chỉ có nhóm của Bùi Thiên Hà; Đỗ Duy Long, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư đợt 1 dành cho các dự án khởi nghiệp được UBND thành phố Hà Nội giao Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thời gian vừa qua, nhiều nhóm ý tưởng khởi nghiệp được trình bày đều xuất phát từ thực tiễn. Có thể kể đến trưởng nhóm Nguyễn Hoàng Giang với dự án “Hệ sinh thái quản lý bán hàng- Giao hàng”; Lương Tú Tuấn với “bán vé online”; Trần Thị Kim Dung và Kiều Tiến Anh với “sàn thương mại điện tử đại lý bán hàng online theo mô hình nhân bản hạt nhân”… Họ chính là những “StarUp” tiêu biểu đã được Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo giới thiệu đến các nhà đầu tư nhằm thu hút vốn trong thời gian vừa qua.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Là một trong những người đặt nền móng cho tham vọng “Thủ đô khởi nghiệp”, nhắc lại những ngày tháng chuẩn bị đề án xây dựng “Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo”, ông Vũ Tấn Cương- Trưởng Ban Quản lý Vườn ươm cho biết, chỉ trong vòng 2 tháng, Thành phố thông qua và ra quyết định giao Sở Thông tin và Truyền thông thành lập Vườn ươm. Cũng mất thêm từng đấy thời gian Vườn ươm ra đời, có lẽ chưa bao giờ Hà Nội lại triển khai một đề án, dự án nhanh đến thế. Cũng theo Giám đốc Vườn ươm chia sẻ, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã rất đổi mới và hướng tới sự phát triển mạnh mẽ, phục vụ cộng đồng. Ông kể, khi thuyết trình đề án, nói về sự cần thiết phải có vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đã “bật đèn xanh” và tạo điều kiện để các dự án có thể triển khai trong thời gian sớm nhất có thể.
“Từ đó đến nay, rất nhiều bạn trẻ đã đến Vườn ươm xin trình bày cụ thể hơn về các dự án. Rất nhiều trong đó thực sự là những kế hoạch hay tại các lĩnh vực mà Hà Nội và cả nước đang trăn trở, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của xã hội” – ông Vũ Tấn Cương cho hay.
Được biết, để thực hiện mạnh mẽ hơn mục tiêu Thủ đô khởi nghiệp, hiện Hà Nội đang xây dựng Cổng thông tin về “Sartup” để cộng đồng khởi nghiệp có thể tham gia và chia sẻ thông tin, tìm kiếm, kết nối. Đồng thời, Thành phố cũng xin chủ trương thành lập “Quỹ đầu tư thiên thần”, đây là quỹ đầu tư không hoàn lại. “Chúng tôi dự tính để ươm tạo thành công một doanh nghiệp sẽ mất khoảng 5.000-10.000 USD, việc làm này sẽ giúp các bạn trẻ mua nền tảng công nghệ, dụng cụ thực hiện để hình thành được sản phẩm ở bước khởi đầu” – ông Vũ Tấn Cương cho biết.
Có thể nói, những viên gạch đầu tiên cho nền móng xây dựng “Hà Nội - Thủ đô khởi nghiệp” đã được dựng lên và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, phần đông tại Việt Nam hiểu đơn giản “StartUp” là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra công ăn việc làm cho xã hội. Nhưng để tạo nên một quốc gia khởi nghiệp, thành phố khởi nghiệp cần những chiến lược dài hạn, hỗ trợ cơ chế chính sách và tài chính... rõ ràng vẫn sẽ còn rất nhiều điều cần làm để Hà Nội thực sự là Thủ đô khởi nghiệp, trung tâm sáng tạo.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03