Hà Nội quyết liệt chống dịch COVID-19, đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế
Quyết liệt chống dịch Covid - 19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, cả hệ thống chính trị thành phố Hà Nội vào cuộc với quyết tâm cao sớm đẩy lùi dịch bệnh. Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid -19 Thành phố do đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố làm trưởng ban đã liên tiếp họp 29 phiên trực tuyến với các quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành. Qua đó, kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Thành phố quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chấp nhận thiệt hại kinh tế để phòng chống dịch, bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân là mục tiêu tối thượng. Đồng thời quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Hà Nội quyết liệt xử lý ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai |
Thành phố tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, tăng tốc thực hiện các biện pháp phát hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh gọn, dập dịch triệt để. Yêu cầu người dân không tụ tập đông người, thực hiện các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.. Yêu cầu đóng cửa, tạm dừng kinh doanh toàn bộ các dịch vụ kinh doanh trừ các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, thuốc chữa bệnh... Các trường học, cơ sở dạy nghề tạm thời không tổ chức cho học sinh đến trường dưới mọi hình thức.
UBND Thành phố cũng đã đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn cấp xử lý ngay khi phát sinh 2 ca dương tính với SAR-COV-2 tại bệnh viện Bạch Mai. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, không để dịch bùng phát tại bệnh viện Bạch Mai, trong một tuần, UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản liên quan việc khẩn cấp xử lý ổ dịch tại khu vực này do đó đã kịp thời khống chế được ổ dịch tại đây.
Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt 4 công điện về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; khẩn cấp xử lý ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai. Bên cạnh đó, yêu cầu Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tổ chức lấy mẫu để tiến hành xét nghiệm vừa theo hình thức test nhanh vừa tiến hành kết hợp lấy mẫu để xét nghiệm sinh học phân tử (RT-PCR) tại trạm lấy mẫu di động ở các quận, huyện, thị xã.
Thành phố cũng quyết định thành lập Bệnh viện dã chiến Mê Linh để kịp thời thu dung, khám, điều trị, cách ly những người mắc bệnh COVID-19, người bệnh nặng, nguy kịch từ tuyến dưới chuyển đến. Rà soát và dự kiến thành lập 12 cơ sở cách ly tập trung với quy mô 20.800 chỗ cách ly.
Các lực lượng chức năng cắm chốt ở các cửa ngõ Thủ đô không để người nhiễm dịch bệnh ra, vào Thành phố |
Đặc biệt, thực hiện hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 31/3 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả một số biện pháp cấp bách. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa; dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng...
Kinh tế vẫn tăng trưởng
Bên cạnh quyết liệt chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19, Thành phố vẫn đưa ra nhiều quyết sách về kinh tế xã hội. Vì vậy, kinh tế thành phố vẫn tăng trưởng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý 1/2020 ước tính tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng quý 1 năm nay đạt mức thấp so với cùng kỳ nhiều năm gần đây, chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19. Đặc biệt là các ngành du lịch, vận tải, lưu trú, ăn uống, công nghiệp chế biến,chế tạo, hoạt động xuất nhập khẩu và một số ngành dịch vụ khác.
Tăng trưởng GRDP khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,17% so cùng kỳ năm trước, làm giảm điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm. Chủ yếu do chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Bên cạnh đó, sản lượng một số cây vụ Đông năm nay cũng giảm so cùng kỳ do diện tích gieo trồng giảm. Riêng chăn nuôi gia cầm và hoạt động thủy sản tiếp tục tăng khá. Khu vực công nghiệp, xây dựng quý 1 tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước góp phần vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của thành phố.
Về nông nghiệp, sản xuất cây vụ đông đến trung tuần tháng 3, thành phố đã thu hoạch xong cây trồng vụ Đông với tổng diện tích gieo trồng toàn thành phố đạt 28.700ha, bằng 89,9% vụ Đông năm trước.
Thành phố đảm bảo đủ nguồn hàng hóa phục vụ nhân dân chống dịch |
Về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố ước tính thực hiện quý 1 đạt 63.000 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn đầu tư thực hiện từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ, chủ yếu do các dự án đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do giao dịch thương mại, thông quan bị đình trệ.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 646,4 triệu USD, trong đó vốn của 170 dự án cấp mới và 36 dự án tăng vốn đạt 389 triệu USD, góp vốn, mua cổ phần trị giá 257,4 triệu USD.
Đặc biệt, do tác động của dịch bệnh không nhỏ nhưng nhìn chung đời sống đại bộ phận dân cư trên địa bàn vẫn tương đối ổn định. Công tác đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội trong thời gian qua tiếp tục được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện.
Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý vừa qua, toàn Thành phố đã tặng gần 1.487 nghìn suất quà cho các đối tượng chính sách người có công, các hộ nghèo, cận nghèo… Trong 2 tháng đầu năm, Thành phố đã cấp 115,2 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng thân nhân người có công và người tham gia kháng chiến.
Dồn sức thực hiện nhiệm vụ “kép”
Trước những khó khăn đang tồn tại và sẽ còn thách thức, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo UBND Thành phố dồn sức thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch, vừa sản xuất, kinh doanh, khôi phục kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Thời gian tới, Thành phố sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận tiện, thông thoáng, nhanh gọn để thu hút tối đa nguồn lực, vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp vào địa bàn.
Chờ khi hết dịch, Hà Nội sẽ có các biện pháp, giải pháp kích cầu, gây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện để phát triển mạnh du lịch đồng thời, đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo nơi lưu trú, khách sạn sạch sẽ, an toàn dịch bệnh.
Thành phố phòng, chống dịch COVID-19, song hành khôi phục và phát triển kinh tế |
Thành phố thực hiện tiết kiệm chi phí chi thường xuyên, cắt giảm những công việc chưa thực sự cần thiết để dành nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội; kêu gọi các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước có cổ phần chi phối thuộc thành phố thực hiện tiết giảm chi tiêu, chi phí hoạt động để dành kinh phí cho công tác phòng, chống dịch; rà soát, hỗ trợ những trường hợp người lao động khó khăn, mất việc làm, chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù.
Song song đó, Thành phố chỉ đạo các cấp, cũng như phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành các công trình trọng điểm. Tập trung và đẩy nhanh xử lý, giải quyết các dự án điểm nóng để ổn định trật tự xã hội ...
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp, thành phố Hà Nội đang chỉ đạo chuẩn bị nguồn hàng phục vụ người dân, tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.
Thành phố sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông, thủy sản đang/sắp vào vụ thu hoạch trước nguy cơ dư nguồn cung, giải tỏa áp lực cho hoạt động xuất khẩu. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước, thúc đẩy thương mại nội địa, nâng cao sức tiêu dùng trong nước và phát triển thương hiệu Việt. Khơi dậy nội lực trong nước, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam phát triển, khuyến khích hàng hóa do người Việt Nam sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17