Hà Nội hướng đến giao thông 'xanh'
Hà Nội: Hơn 100 thợ máy tham gia thi Bảo dưỡng sửa chữa xe buýt | |
Hà Nội: Đẩy mạnh khai thác hoạt động vận tải công cộng | |
Giải pháp nào xử lý dứt điểm vi phạm lấn làn buýt BRT? | |
Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn |
Nhiều nỗ lực
Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để hướng người dân sử dụng nhiều hơn các phương tiện công cộng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất, phương tiện giao thông hiện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông của thành phố.
Minh chứng dễ thấy, năm 2008, Hà Nội mới có hơn 2 triệu xe máy, đến nay số lượng này đã tăng lên gần 6 triệu xe. Bên cạnh đó, số lượng ôtô đã lên đến 600.000 xe chưa kể xe taxi, xe ngoại tỉnh.
Nghịch lý ở chỗ, trong khi số lượng phương tiện gia tăng thì cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay lại tăng chậm. Theo quy hoạch thông thường, một đô thị phải có 22-25% diện tích đất tự nhiên dành cho giao thông. Tuy nhiên, đến năm 2011, quy hoạch lập ra mới chỉ đạt 8-9% diện tích tự nhiên dành cho giao thông. Như vậy, chưa đạt 50% diện tích dành cho giao thông thông thường.
Ngoài ra, dù đã chú trọng phát triển phương tiện công cộng, nhưng đến nay loại hình vận tải công cộng còn phát triển chậm chạp.
Khách quan nhìn nhận, để khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, Hà Nội đã và đang đồng bộ triển khai nhiều biện pháp và đặt ra mức phấn đấu đến năm 2025 đạt 40% lưu lượng giao thông.
Loại hình xe điện “xanh” đang được Hà Nội phát triển và ứng dụng trong ngành vận tải du lịch, hiện đang được khách du lịch địa bàn phố cổ ưa thích. Ảnh: Đinh Luyện |
Việc nỗ lực giảm thiểu các “điểm đen” giao thông là ví dụ. Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, trong thời gian vừa qua đơn vị đã áp dụng nhiều giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và tai nạn tại các "điểm đen" trên toàn thành phố Hà Nội. Trong đó, nhiều điểm đã được bổ sung biển báo, gờ giảm tốc, điều chỉnh chu kỳ đèn...
Tính đến hết tháng 6/2019, Thành phố Hà Nội xử lý được 6/33 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông như: Láng – Nguyễn Chí Thanh; Nguyễn Khang – Cầu 361; cầu Cống Mọc; Khu vực Vành đai 3 trên cao – Pháp Vân – Giải Phóng; Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ; Ngõ 80-84 Chùa Láng.
Ngoài việc triển khai lắp đặt các thiết bị, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đẩy mạnh phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các Quận tổ chức rà soát, đề xuất danh mục xén dải phân cách, cải tạo làn đường, di chuyển cây xanh trên địa bàn 12 Quận… việc làm này đã góp phần đảm bảo “giảm nhiệt” cho nhiều khu vực.
Cần nhận rộng những mô hình tích cực
Theo tìm hiểu, để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 20 đến 25% vào năm 2020 trong đó xe buýt đạt từ 17 đến 20%, Hà Nội sẽ tập trung triển khai xây dựng, rà soát bổ sung các kế hoạch, đề án như: thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào; xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2020; nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng…
Song song với kế hoạch trên, Hà Nội cũng rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn như buýt nhanh - BRT, đường sắt đô thị…
Về mạng xe buýt, sang năm 2020 Hà Nội sẽ tiếp tục mở mới từ 25 - 25. Các tuyến buýt được mở mới sẽ có nhiệm vụ mở rộng mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu như đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, du lịch…
Trở lại câu chuyện Hà Nội lên phương án sử dụng xe buýt điện, thực tế loại hình “xanh” này đã và đang được Hà Nội phát triển và ứng dụng trong ngành vận tải du lịch. Trao đổi với ông Vũ Hà Thanh – Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đồng Xuân, một trong những đơn vị tiên phong thí điểm sử dụng phương tiện giao thông sạch là xe ôtô điện thì được biết, loại hình vận tải này đang được công ty triển khai hiệu quả, phục vụ khách du lịch thăm quan khu vực phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Theo đó, năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Công ty cổ phần Đồng Xuân triển khai nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm sử dụng phương tiện giao thông sạch (xe ôtô điện) phục vụ khách du lịch thăm quan khu vực phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Sau khi hoàn thiện Đề án, Công ty đã tiến hành báo cáo Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm và đề nghị quận tổ chức xin ý kiến của các Sở ngành Thành phố, trước khi trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét.
Cho đến nay, sau khi được chấp thuận đưa vào thực tế, dự án Giao thông sạch, với những nét mới có tính đột phá đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân và khách du lịch, tạo thêm một loại hình du lịch mang mầu sắc riêng của Thủ đô Hà Nội, của quận Hoàn Kiếm, góp phần bảo tồn, tôn vinh và quảng bá rất hiệu quả về giá trị văn hóa khu phố cổ Hà Nội.
“Dự án thí điểm xe điện là loại phương tiện vận tải mới, với thiết kế nhỏ gọn, chạy bằng năng lượng sạch, xe điện được đông đảo nhân dân Thủ đô và du khách hoan nghênh đón nhận. Hoạt động của phương tiện xe điện đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của các đoàn khách du lịch, và từng bước thay thế các loại phương tiện thô sơ năng lực vận tải thấp, tốc độ di chuyển chậm, cồng kềnh dễ gây tắc, nghẽn giao thông.
Với việc trang bị hệ thống loa phát thanh, biên tập các nội dung giới thiệu về lịch sử tên từng con phố và các di tích danh thắng của quận Hoàn Kiếm bằng hai thứ tiếng Việt - Anh, xe điện đã tạo được hình ảnh đẹp, mới lạ, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu về lịch sử văn hóa, kiến trúc đặc sắc của khu phố cổ và một phần cuộc sống thường nhật của người dân quận Hoàn Kiếm” - ông Vũ Hà Thanh, Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đồng Xuân chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56