Hà Nội đón vận hội mới với tâm thế mới
Chào năm mới 2019: Đón vận hội, dệt tương lai | |
Nâng cao kỹ năng để đón vận hội |
Kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 3 năm
Năm 2018, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, năng động, sáng tạo của cấp ủy và chính quyền các cấp; sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đặc biệt là lĩnh vực kinh tế đang tiếp tục phát triển đúng định hướng, trở thành nguồn động lực tăng trưởng cho các giai đoạn tiếp theo.
Hội nghị Hợp tác đầu tư và phát triển Hà Nội 2018, Thành phố tiếp tục khẳng định tạo môi trường đầu tư thông thoáng. |
Theo báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch năm 2019, tất cả 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Tống sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,37% cao hơn các năm trước (năm 2016 là 7,15%; 2017 là 7,31%); Các ngành đều duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tăng trưởng cao nhất là ngành dịch vụ, đạt 7,23%.
Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 8.23%, ngành Nông – Lâm – Thủy sản mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị gia tăng vẫn duy trì ở mức khá, đạt 3,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,03%. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2018, dự kiến tỷ trọng GRDP ngành dịch vụ và thuế sản phẩm là 67,3%. Quy mô GRDP năm 2018 ước đạt 904.460 tỷ đồng theo cách tính mới (tương đương với 39,324 tỷ USD); GRDP/người đạt 113 triệu đồng, tương đương với 4.910 USD.
Ảnh: Minh Phương |
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện là 238.793 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán (tăng 12,5% so với cùng kỳ). Chi ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2018 là 87.348 tỷ đồng, đạt 91,7% dự toán. Hà Nội cũng tiếp tục thực hiện mạnh mẽ việc tái cơ cấu các khoản chi theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triền, tỷ trọng chi thường xuyên đã giảm xuống mức 50,8% (giảm 2,3% so với năm 2017).
Bên cạnh đó, tổng số vốn đầu tư xã hội đã tăng lên 10,6% (kế hoạch 10,5%-11%) ước thực hiện 340,8 nghìn tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài ước đạt 6,5 tỷ USD, lần đầu tiên đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm hội nhập.
Nhiều tuyến đường mới khang trang hiện đại. Ảnh: Minh Phương |
Hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn cũng phát triển ổn định, đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 14,233 tỷ USD, tăng 21, 6% (kế hoạch là 7,5-8%) vượt khá xa so với tốc độ tăng nhập khẩu (8,2%) và năm trước (2017 là 9,6%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ước tăng 4,15% - 4,30% (năm 2017 là 9,6%).
Nhiều lĩnh vực dẫn đầu cả nước
Năm 2018 tất cả 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đều đạt, có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch, bao gồm: Kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6% (kế hoạch 7,5%-8%); Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm 0,3% (kế hoạch giảm 0,1%); Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,18% (kế hoạch 62,0%); số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 90 trường (kế hoạch là 80 trường); Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch khu vực nông thôn đạt 55,5% (kế hoạch là 55%); số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 30 xã (kế hoạch là 26 xã); Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước 0,5% (kế hoạch là 0,4%); Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 86,5% (kế hoạch là 85,3%). |
Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được Thành phố đẩy mạnh. Tính đến nay, Thành phố đã có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức). Có thêm 4 huyện cơ bản hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 83,9%, về đích sớm 2 năm. Đời sống vật chất và tinh thần nông dân Thủ đô được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tiếp tục tăng lên, năm 2008 đạt 8 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 46 triệu đồng, gấp trên 5,4 lần so với thời kỳ đầu hợp nhất. Với kết quả này, Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Cùng với phát triển kinh tế, Thành phố chú trọng đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 ước còn 1,19%, giảm 0,5% so với năm trước, vượt chỉ tiêu đề ra và hoàn thành trước 2 năm mục tiêu nhiệm kỳ; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,5% dân số, vượt 1,2% kế hoạch. Khách du lịch quốc tế đạt 5,74 triệu lượt, tăng 16%, về đích trước 2 năm so với mục tiêu đặt ra.
Công tác cải cách hành chính tiếp tục được tăng cường, đạt hiệu quả cao, tạo được sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển; nhiều lễ hội văn hóa, ẩm thực được tổ chức thường xuyên tạo sức hút cho du lịch; nhiều kỹ thuật mới được áp dụng trong chữa trị, chủ động kiểm soát dịch bệnh; quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo.
Quản lý đô thị được đẩy mạnh, công tác chiếu sáng, chỉnh trang đường phố được đổi mới, quản lý hè phố, vệ sinh môi trường được duy trì tốt; ứng dụng công nghệ thông tin được quan tâm, từng bước hình thành các điều kiện xây dựng dữ liệu lớn và thành phố thông minh.
Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, động lực phát triển, Hà Nội luôn quan tâm chăm lo giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phong phú, đa dạng để quá trình hòa quyện, kết tinh, lan tỏa thấm sâu vào đời sống xã hội. Tỷ lệ tổ dân phố, làng, gia đình văn hóa tăng; tổ chức việc cưới, việc tang ngày càng phù hợp với nếp sống văn minh.
Đặc biệt, 2 Quy tắc ứng xử văn hóa ở các cơ quan và nơi công cộng sau một thời gian triển khai đã được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân hưởng ứng thực hiện. Một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc, 82 bia tiến sĩ triều Lê - Mạc...; Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt...).
Sự nghiệp giáo dục, y tế, thể thao của Thành phố luôn nằm trong tốp đầu của đất nước. Vị thế của Thủ đô và đất nước được nâng cao trên trường quốc tế. Thống kê đến nay, Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 thủ đô, thành phố của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt bầu không khí phấn khởi, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã lan tỏa trong xã hội, khẳng định niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ, chính quyền Thành phố.
Dồn sức hoàn thành mục tiêu
Xác định 2019 là năm cần tăng tốc thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2020, có ý nghĩa quyết định việc hoàn thành toàn diện chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 5 năm… Do đó, Hà Nội đã đặt ra nhiều nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành của Thành phố ngay từ đầu năm.
Trong đó, một số chỉ tiêu chủ yếu được Thành phố đề ra cho năm 2019 là: GRDP tăng từ 7,5% trở lên; GRDP/người đạt 118-120 triệu đồng; vốn đầu tư xã hội tăng 10,5-11%; giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng 7,5-8%; giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước 0,1‰; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp là 90%; tỷ lệ hộ nghèo giảm so với năm trước 0,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,5%; tỷ lệ dân số ở thành thị được cung cấp nước sạch là 100%, nông thôn là 69%; số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 30 xã; tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày tại khu vực đô thị là hơn 98% và khu vực nông thôn là 90%...
Với những gì đạt được trong năm 2018, mục tiêu đặt ra cho năm 2019 là có cơ sở. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, với vị thế của Thủ đô, Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.
Vị trí đầu mối trung chuyển hàng hóa của các tỉnh miền Bắc chính là điều kiện cho phát triển du lịch, thương mại, tiêu dùng dịch vụ vận tải của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội có thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao. Không phải chỉ là công nghệ tin học hay công nghệ điện tử mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như sinh học, năng lượng, vật liệu…
Đây là những ngành nghề không sử dụng nhiều đất, thích hợp với một đô thị nén. Thành phố còn có lợi thế lực lượng lao động quy mô lớn và chất lượng cao, số người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm hơn 20%, gấp 3 lần so với trung bình cả nước. Hơn nữa lực lượng lao động trẻ, được đào tạo, dễ dàng tuyển dụng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hà Nội có hàng trăm viện nghiên cứu khoa học, trường đại học đầu ngành, sẵn sàng đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất nâng cao hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, những yếu tố có thể tạo ra sự phát triển đột phát của Thủ đô Hà Nội là chính quyền điện tử để tăng hiệu quả phục vụ, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ cung cấp các thông tin để cuộc sống của người dân thuận lợi hơn và đặc biệt Hà Nội là một trong những địa phương có phong trào khởi nghiệp đi đầu, do vậy, các doanh nghiệp có sức sáng tạo tốt hơn và dễ dàng tiếp cận thị trường hơn sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Thủ đô.
Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 được HĐND TP Hà Nội thông qua cũng đã nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, đòi hỏi các ngành, các cấp Thành phố tập trung thực hiện, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Trong đó, Hà Nội sẽ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng; Tiếp tục tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; đảm bảo an sinh xã hội, đào tạo nghề, tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, từng bước xây dựng thành phố thông minh; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành và thực thi pháp luật; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ đề năm “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.
Đặc biệt sẽ vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như tham vấn các chuyên gia để tư vấn về những tiềm năng, hạn chế nhằm đưa Thủ đô thực sự phát triển.
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59