Nâng cao kỹ năng để đón vận hội
Tổng Công ty UDIC: Đổi mới phương thức quản lý từ ứng dụng công nghệ | |
FPT hợp tác với doanh nghiệp Pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong CMCN 4.0 |
Đây là một trong những nhận định được đưa ra diễn đàn khoa học “Việc làm, tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0” do do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Quang cảnh diễn đàn khoa học |
Lao động giản đơn thiếu cả chuyên môn kỹ thuật lẫn kỹ năng mềm
Tại diễn đàn, TS. Trần Hồng Quang, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho biết, cách mạng công nghiệp 4.0 dù mới khởi đầu nhưng đã có tác động nhất định đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội tại nước ta. Trong đó, lĩnh vực lao động, việc làm được cho là ngày càng bị tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của khoa học và công nghệ nói chung, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot, công nghệ tự động hóa nói riêng.
Để nâng cao các kỹ năng cần thiết cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này mang lại, PGS, TS Nguyễn Quang Thọ, nêu giải pháp: trước hết,cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động về bản chất, nội dung và yêu cầu cũng như tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là yêu cầu tiên quyết để các ngành, các cấp, người lao động, người sử dụng lao động cùng chung sức vượt qua những thách thức, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Cùng với đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động – việc làm. Trong đó, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì và tiếp tục phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm, hỗ trợ người lao động trong đào tạo và tái đào tạo để thích ứng với bối cảnh mới. |
Theo TS. Trần Hồng Quang, nước ta có lực lượng lao động dồi dào (ước khoảng 56 triệu người), năng suất lao động và GDP bình quân đầu người đang có xu hướng tăng. Cụ thể, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016; GDP bình quân đầu người đạt 53,5 triệu đồng năm 2017, cao hơn gần 5 triệu đồng so với năm 2016.
Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã giải phóng sức lao động của con người các công việc nặng nhọc đang được chuyển giao cho máy móc, sản xuất với hiệu quả và năng suất cao hơn.
Tuy nhiên, TS Trần Hồng Quang cũng đưa ra nhận định, bên cạnh những mặt tích cực, thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đan xen cả những thách thức nhất định, đó là vấn đề thất nghiệp và bất bình đẳng trong thu nhập có nguy cơ gia tăng nhanh. Đồng thời, các công việc sẽ đòi hỏi những lao động có tiềm năng về tư duy trí tuệ, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn. Những lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ bị đào thải.
Phân tích thêm về vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Thuật - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho hay, Việt Nam là một quốc gia đang hội nhập quốc tế sâu rộng và nền kinh tế có độ mở cao, nhưng lao động trong nền kinh tế nước ta chỉ “vàng” về số lượng, chứ chưa “vàng” về chất lượng bởi có gần 77% (hơn 43 triệu lao động) lực lượng lao động của cả nước không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Không chỉ thiếu chuyên môn kỹ thuật, lao động giản đơn nước ta còn yếu kỹ năng mềm (thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian,...).
“Đây thật sự là một báo động “đỏ” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bởi lực lượng lao động giản đơn vẫn còn quá đông và chưa có dấu hiệu giảm nhanh trong suốt hàng thập kỷ qua” - TS. Nguyễn Văn Thật nhận định.
PGS.TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cho biết, thị trường lao động hiện nay vẫn chủ yếu và phổ biến là cung và cầu lao động kỹ năng thấp. Cung lao động Việt Nam chủ yếu là lao động trẻ, trình độ thấp, giá rẻ.
Mới chỉ có 20,01% được đào tạo cơ bản, còn lại gần 80% không được đào tạo. Tuy nhiên trong số 20,01% này, cơ cấu đào tạo cũng chưa hợp lý, thầy nhiều thợ ít, lực lượng công nhân kỹ thuật bậc cao rất khan hiếm. Bậc trên đại học, cử nhân, kỹ sư nhiều hơn so với nhu cầu thị trường lao động.
Tập trung trang bị tay nghề, giáo dục thái độ lao động mới cho người lao động
Từ thực trạng trên, TS. Nguyễn Văn Thuật cho rằng, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc cần đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, tay nghề, kỹ năng cho lao động giản đơn là điều cần thiết vừa để đáp ứng tốt nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, vừa là cơ sở để mỗi lao động khẳng định bản thân để có thể gia nhập vào vị thế của loại hình lao động cao hơn mà sự phát triển đang cần.
Đồng quan điểm, PGS.TS Cao Văn Sâm (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra nhiều việc làm mới. Đối với lao động giản đơn, những công việc mới đòi hỏi lực lượng này cần có kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp. Tuy nhiên, với vấn đề kỹ năng mềm hiện nay được đề cập trong chính sách đào tạo vẫn còn khá mờ nhạt.
Mặt khác, để tạo điều kiện cho việc thống nhất số liệu thống kê về lao động giản đơn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội cần xây dựng Thông tư quy định cho việc này, đặc biệt về các tiêu chí của lao động giản đơn. PGS.TS. Vũ Quang Thọ, Viện Công nhân và Công đoàn,Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết, với cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều việc làm có thể được tự động hóa và mất đi.
Thay vào đó là các loại việc làm mới ra đời, bao gồm: Việc làm thiết kế các hệ thống tự động hóa; việc làm thiết kế và vận hành in 3D; việc làm kết nối; việc làm đòi hỏi tình thương thực sự của con người (các chuyên gia tư vấn tâm lý, bác sĩ tâm lý, trông trẻ sơ sinh); việc làm đòi hỏi sự cảm thông (hòa giải viên, thẩm phán); việc làm của các chuyên gia trong các lĩnh vực phân tích rủi ro, phân tích dữ liệu lớn, lựa chọn giải pháp,…
Để nâng cao các kỹ năng cần thiết cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này mang lại, PGS, TS Nguyễn Quang Thọ, nêu giải pháp: trước hết, cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động về bản chất, nội dung và yêu cầu cũng như tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là yêu cầu tiên quyết để các ngành, các cấp, người lao động, người sử dụng lao động cùng chung sức vượt qua những thách thức, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.
Cùng với đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động – việc làm. Trong đó, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì và tiếp tục phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm, hỗ trợ người lao động trong đào tạo và tái đào tạo để thích ứng với bối cảnh mới. Đặc biệt, cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nghề nghiệp, tạo bước chuyển biến rõ nét, thực chất về chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0; chú trọng đào tạo theo hướng trang bị tay nghề, giáo dục thái độ lao động mới để người lao động sẵn sàng đáp ứng yêu cầu việc làm cả hiện tại và sau này.
Còn theo PGS, TS. Bùi Văn Huyền, Viện Kinh tế (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), thì chính sách giáo dục của Việt Nam cần được thay đổi để đáp ứng nhu cầu kỹ năng mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cần áp dụng kết hợp công nghệ dữ liệu cỡ lớn và công nghệ học tập của máy móc để có được một chính sách đảm bảo an sinh xã hội trong vòng đời của người dân.
Ngoài ra, cần đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quản lý lao động và kết nối việc làm giữa người lao động và doanh nghiệp; xây dựng nền tảng số cho chính sách an sinh xã hội đem lại việc làm cho người lao động ở nhiều trình độ kỹ năng khác nhau; đồng thời, định hình mô hình an sinh xã hội mới của Việt Nam.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23