Hà Nội công bố 10 khoản thu chi đầu năm học
Tại buổi giao ban báo chí thành ủy Hà Nội chiều 18/8, Trưởng phòng Tài chính, Sở Giáo dục Hà Nội, ông Nguyễn Viết Cẩn cho hay, theo quyết định 51 của Ủy ban nhân dân Hà Nội về thu, sử dụng các khoản thu trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thì có 10 khoản cha mẹ phải đóng góp vào đầu năm học.
10 khoản thu gồm: Bán trú trong các trường có tổ chức học (tiền ăn, chăm sóc và trang thiết bị); Học 2 buổi/ngày trong các trường tiểu học, trung học cơ sở; Học phẩm học sinh trong các trường mầm non; Nước uống tinh khiết; Bảo hiểm y tế; Dạy thêm, học thêm trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; Viện trợ, quà biếu, tặng cho; Tài trợ theo thông tư 29 của Bộ Giáo dục; Đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường; Quần áo đồng phục, quần áo thể thao, phù hiệu.
“Một số nội dung thu có quy định mức trần cụ thể như chăm sóc bán trú, trang thiết bị bán trú, học 2 buổi/ngày, học phẩm mầm non, nước uống tinh khiết, dạy thêm học thêm trong nhà trường. Các khoản thu này cũng phải được thỏa thuận bằng văn bản tới từng cha mẹ học sinh”, lãnh đạo Sở Giáo dục Hà Nội cho biết.
Theo ông Cẩn, từ tháng 6, Sở Giáo dục đã có văn bản hướng dẫn các khoản thu chi. Theo phân cấp quản lý, cơ sở trực thuộc Sở và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã phải có văn bản thống nhất với cấp tương đương về các khoản thu.
Liên quan đến kinh phí cải tạo, sửa chữa một phòng học lên đến khoảng 500 triệu/phòng (sửa chửa, cải tạo 904 phòng học với số tiền gần 470 tỷ đồng; xây mới 1.153 phòng học với số tiền gần 657 tỷ đồng), ông Nguyễn Viết Cẩn cho rằng, số tiền 500 triệu không chỉ cho việc sửa chữa mà còn cải tạo sân chơi, thoát nước, quét vôi ve hàng rào…. Phó Giám đốc Sở Giáo dục Nguyễn Hiệp Thống cũng cho rằng, việc ghi sửa chữa, cải tạo lớp học gây hiểu chưa toàn diện, nếu ghi đầy đủ phải là sửa chữa trường học và các hạng mục khác.
Về chức danh Chủ tịch Hội đồng tự quản, Sở Giáo dục cho biết thành phố đã thí điểm được 3 năm nay nhưng chỉ áp dụng với các trường theo mô hình trường học mới VNEN chứ không áp dụng đại trà. Năm học trước có 58 trường áp dụng mô hình này và năm nay sẽ nâng lên 114 trường. “Chức danh Chủ tịch giúp học sinh tự tin, đối thoại thoái mái, dân chủ trong bàn bạc trao đổi tiếp thu bài”, ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục Hà Nội nêu.
Theo Sở Giáo dục Hà Nội, toàn thành phố hiện có gần 2.585 đơn vị trường học và cơ sở giáo dục, trên 1,7 triệu học sinh (tăng 11 trường và gần 76 nghìn học sinh so với năm học trước). Thành phố có gần 94 nghìn giáo viên, tăng trên 2.300 người. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40