Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh
Sốt xuất huyết có chiều hướng tăng
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, viêm não Nhật Bản (VNNB) có chiều hướng giảm, sốt xuất huyết (SXH) có chiều hướng tăng. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 115 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm 47,2% so với cùng kỳ năm 2013, bệnh nhân phân bố tại 76/584 xã, phường, thị trấn của 18/30 quận, huyện, thị xã.
Tính đến ngày 23/7, ghi nhận 8 ổ dịch SXH tại 8 xã, phường của 7 quận, huyện, giảm 17 ổ dịch so với cùng kỳ năm 2013. Đến nay, 7 ổ dịch đã được khống chế, riêng ổ dịch tại phường Yên Hoà (Cầu Giấy) có số ca mắc nhiều nhất (8 ca). Ổ dịch SXH tại Yên Hoà (Cầu Giấy), từ ngày 17/7 đến nay không có ca mắc mới.
Bà Vân Anh, Phó Chủ tich UBND quận Cầu Giấy báo cáo: Hiện đã 6 bệnh nhân ra viện, còn 2 bệnh nhân vẫn ở viện. Tổ chức điều tra gần 500 hộ gia đình. Ngày mai, tiếp tục tổ chức phun hoá chất tại phường Yên Hoà và tổ chức tổng vệ sinh môi trường ở 8 phường trên địa bàn quận Cầu Giấy. Bà Vân Anh cũng nhấn mạnh, có hiện tượng người dân không hợp tác, Yên Hoà có 2.000 hộ cho thuê trọ, phải cưỡng chế xông vào phun. Khoanh vùng và giữ không để dịch bệnh lan rộng.
30% số hộ gia đình không phối hợp phòng dịch
Đại diện Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết công tác phòng chống dịch bệnh SXH còn khó khăn do SXH không giống viêm não, sởi vì không có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu nên phòng bệnh phải nhờ vào sự tham gia của cộng đồng. Do vậy, diệt bọ gậy và phun hoá chất là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có 70% gia đình phối hợp tốt, 30% phối hợp không tốt. Mặt khác, nguồn kinh phí cấp cho SXH năm ngoái được 9 tỷ, năm nay giảm còn một nửa, dẫn đến khó khăn.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, 2009, hơn 16.000 trường hợp mắc, 4 tử vong. Số mắc tập trung ở đối tượng, 40% số mắc là học sinh sinh viên, lao động ngoại tỉnh. Các ổ dịch ở Hà Nội là quy mô nhỏ, địa phương đã kịp thời dập dịch. Triển khai chủ động phun hoá chất, tổng vệ sinh môi trường. Hiện Hà Nội có hơn 4.000 lít hoá chất sẵn sàng đáp ứng. Theo quy định của Bộ Y tế, trung bình 4-5 máy phun hoá chất chuyên dụng/quận, huyện nhưng mỗi quận, huyện hiện tại chỉ có 2-3 máy. Thành phố nên mua thêm 40-50 máy chuyên dụng cấp cho các quận, huyện.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho rằng, môi trường ô nhiễm, do đó chuyện xảy ra dịch bệnh không thể tránh khỏi, SXH năm nào cũng có. Do vậy, phải phát hiện sớm để chủ động phòng tránh. Dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội hiện tại hoàn toàn ổn định, nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, SXH vào tháng 8,9 cao điểm, môi trường như hiện nay muỗi phát triển.
Ngành Y tế phải chủ động phòng chống
Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc chỉ đạo, ổ dịch SXH giảm nhưng dự báo SXH phát triển nhiều vào tháng 8, rơi vào quận nội thành đông dân. Vì thế ngành Y tế chủ động phòng chống. Đồng thời, việc phòng chống là trách nhiệm các quận, huyện và phải huy động nhân dân tham gia. Bằng mọi cách không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn giống như dịch sởi trong thời gian qua. Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP giao nhiệm vụ: Ngành y tế phải nằm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh và có giải pháp kịp thời và chịu trách nhiệm trước thành phố. Tập trung và xử lý ngay những nơi có nguy cơ cao. Những nơi có ổ dịch phải tái kiểm tra, giám sát chặt chẽ không để dịch quay trở lại. Những nơi xuất hiện ổ dịch mới phải khoanh vùng dập dịch, đảm bảo thiết bị, hoá chất vật tư để đáp ứng. thuốc phòng, vắc xin… đảm bảo đủ vắc xin, bố trí tiêm đảm bảo an toàn. Các bệnh viện kiểm tra lại thiết bị vật tư, phải chủ động phân tuyến ngay từ đầu, tránh lây nhiễm chéo. Ngành công thương, nông nghiệp và y tế phải phối hợp để tăng cường đảm bảo VSATTP, tránh xảy ra dịch bệnh tiêu chảy. Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt. Các quận, huyện rà soát khu đô thị mới, nắm chắc diễn biến tình hình dịch để kịp thời xử lý.
N. Huyền
Từ tháng 5 đến nay trên địa bàn thành phố ghi nhận 21 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản phân bố tại 20 xã, phường của 14 quận, huyện (tăng 17 ca so với cùng kỳ năm 2013). Trong 2 tuần trở lại đây, số ca mắc giảm mạnh, chỉ có 1 ca mắc/tuần. Số mắc tập trung ở trẻ dưới 15 tuổi (17 ca). |
Nên xem
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Mang Tết ấm đến với đoàn viên, người lao động
Người nghỉ hưu sớm khi tinh gọn bộ máy sẽ không bị trừ phần trăm lương hưu
Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật
Lãnh đạo Mặt trận Hà Nội thăm, tặng quà Tết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tặng quà Tết cho đối tượng chính sách, người lao động huyện Mê Linh
Thăm, tặng quà cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện
Tin khác
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV
Y tế 09/01/2025 12:29
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025
Y tế 08/01/2025 18:13
Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị
Y tế 07/01/2025 21:05
Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bim bim Đức Vinh vì không đảm bảo an toàn thực phẩm
Y tế 07/01/2025 16:52
Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu
Y tế 06/01/2025 20:46
BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến
Y tế 06/01/2025 19:03