Góp phần tạo ứng xử văn minh: Văn hóa từ hoạt động kinh doanh ăn uống

Thời gian gần đây, Hà Nội đã nỗ lực tập trung thực hiện các Bộ Quy tắc ứng xử đã được ban hành nhằm  tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng văn hóa, con người. Tuy nhiên, trên thực tế, Hà Nội vẫn đang vấp phải không ít rào cản. Truyền thống ứng xử văn minh, thanh lịch của người dân Thủ đô đang đối diện với nhiều thách thức bởi những hành vi không đúng chuẩn mực, đặc biệt là trong các hoạt động kinh doanh, ăn uống.
gop phan tao ung xu van minh van hoa tu hoat dong kinh doanh an uong Xây dựng văn hóa từ những điều giản dị
gop phan tao ung xu van minh van hoa tu hoat dong kinh doanh an uong Ứng xử văn minh từ các hoạt động cộng đồng

Vẫn còn những hình ảnh chưa đẹp

Hàng ngàn năm nay, Hà Nội vốn nổi tiếng và thu hút với đông đảo du khách trong và ngoài nước bởi đặc trưng văn hóa ẩm thực phong phú, lâu đời, cùng với đó là nét thanh lịch, gần gũi của con người trên mảnh đất Thăng Long xưa. Cũng chính vì lẽ đó, ẩm thực Hà Nội đã trở thành nguồn cảm hứng, đi sâu vào trong văn học từ bao đời nay. Trong những tác phẩm viết về ẩm thực Hà Nội xưa của Vũ Bằng hay Thạch Lam, ngoài việc miêu tả về sự tinh tế của các món ăn, những trang viết luôn gián tiếp nói đến những nét đẹp trong văn hóa bán hàng.

Một thứ hàng không thể giản dị hơn là hàng nước, nhưng không ai không ấn tượng với cách cư xử nhã nhặn của cô bán hàng trong tác phẩm “Hàng nước cô Dần” của nhà văn Thạch Lam, từ cách ăn mặc cho đến lời ăn tiếng nói. Thế nhưng, có thể vì guồng quay cuộc sống mới, có thể vì Hà Nội giờ đã là nơi hội tụ tứ chiếng, nên thương hiệu “bún mắng cháo chửi” của Thủ đô bỗng vài năm trở lại đây lại trở thành nổi tiếng, thậm chí lên lên cả kênh truyền hình nước ngoài, khiến nhiều du khách không khỏi tò mò, sau đó là bức xúc.

gop phan tao ung xu van minh van hoa tu hoat dong kinh doanh an uong
Một số cửa hàng kinh doanh tại Hà Nội vẫn đang nỗ lực vì sự hài lòng của thực khách. (Ảnh: K. Tiến)

Không phải lần đầu tiên, nhưng mới đây quán “bún chửi” nổi tiếng Hà Nội trên phố Ngô Sĩ Liên lại khiến không ít thực khách thêm một lần bức xúc khi chủ quán bất chấp những lên án, chê bai vẫn thản nhiên mắng chửi khách hàng. Mới đây, một thực khách sau khi tò mò đến quán đã vô cùng bức xúc chia sẻ trên mạng xã hội câu chuyện bị mạt sát ở đây để cảnh báo mọi người đừng dại dột vào nếm thử “bún chửi” như cô để rồi vác bực vào người.

Cô gái chia sẻ: “Mình sốc toàn tập khi hỏi về việc có tầng 2 để lên ngồi không và bị chủ quán xỉa xói: “Chim cút! Xôi xéo! Dẫn nhau ra nhà nghỉ mà ăn...”. Thiết nghĩ tại sao một thứ chợ búa, vô văn hóa như vậy vẫn có thể tồn tại được giữa cái đất thủ đô tự hào nghìn năm văn hiến. Người ta mong đợi gì khi đến đây: một bát bún ngon, hay những câu chửi bới tục tĩu để thỏa mãn lòng tò mò về thứ “đặc sản” này của Hà Nội?”.

Không chỉ mình cô gái trên, mà hàng trăm thực khách đã từng đến quán bún này trên phố Ngô Sĩ Liên cũng cùng nhận cảm xúc vừa mất tiền, vừa cay cú. Thậm chí, từng có diễn đàn, bài báo đề cập thẳng thắn: “Người có tự trọng, thì đừng bao giờ ăn ở những quán “bún mắng, cháo chửi” như vậy”. Thế nhưng, những quán “bún mắng, cháo chửi” như thế này cũng đã kéo dài nhiều năm và bị kêu gọi tẩy chay khá nhiều, nhưng không những chưa sập tiệm mà khách vẫn kéo đến nườm nượp. Nhiều người đến vì tò mò, phần đông khác thì... mặc kệ vì biết “chửi” vốn là phong cách quen thuộc của quán.

Văn minh hơn trong hoạt động kinh doanh, ăn uống

Được biết, các hành vi ứng xử thiếu văn hóa của một số chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống “bún mắng, cháo chửi” này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh và cần phải chấn chỉnh. Cũng chính vì lí do này, mà trong năm 2017, UBND TP. Hà Nội cũng đã ban hành văn bản về thực hiện nếp sống văn hóa trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo đó, UBND Hà Nội giao các Sở chức năng xây dựng, trình UBND TP ban hành “Quy chế tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố theo hướng văn minh, hiện đại”.

Ngoài ra, các đơn vị này phải tham mưu bổ sung tiêu chí ứng xử văn hóa trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống vào tiêu chí bình xét gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa hàng năm. Văn bản này cũng lưu ý: “Phải thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở kinh doanh có vi phạm; xem xét thu hồi hoặc kiến nghị các cơ quan chức năng thu hồi giấy phép kinh doanh đối với cơ sở vi phạm”.

Nhằm xây dựng con người Hà Nội văn minh, lịch sự, TP Hà Nội cũng đã ban hành “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố” từ tháng 3.2017. Bên cạnh đó, Thành phố cũng bày tỏ quyết tâm tập trung nhiều nguồn lực để triển khai thực hiện thành công quy tắc này. Mục tiêu chung được bộ quy tắc này đưa ra là nhằm từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội, xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại. Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô , xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Thế nhưng, dường như những văn bản chỉ đạo hay quy tắc ứng xử nơi công cộng mà thành phố ban hành với nhiều kỳ vọng vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Chủ quán “bún chửi” Ngô Sĩ Liên sau nhiều chỉ trích, dù đã hứa sẽ cố gắng kiềm chế, nhưng thực tế cho thấy hiện tượng gây bức xúc này không hề thay đổi.

Và cũng đã không ít thực khách cũng đã thất vọng và mất niềm tin như Thạch Lam đã từng, khi ông viết trong cuốn “Hà Nội ba sáu phố phường”: “Người Việt mình phần nhiều giàu có rồi thì không hay cố nữa. Đó là cái tật chung của người mình, khiến cho không có một công cuộc nào phát đạt được lâu dài, cả từ trong cách buôn bán cho đến những công nghệ khác… Vì ta thử vào mua ở hiệu đó mà xem, chẳng có ai săn đón chào mời khách, nhà hàng thản nhiên và dửng dưng như không cần bán, mua hay không, đều tỏ ý không cần. Thật là đáng tiếc. Ồ, sao sự cố gắng ở nước này không được lâu bền nhỉ”.

Lời của Thạch Lam, đó cũng chính là những lời gan ruột dành cho những nơi kinh doanh, buôn bán “có tiếng” nhưng mất đi thái độ phục, sự thanh lịch của người Tràng An xưa. Tuy nhiên, xét một khía cạnh nào đó, Hà Nội vẫn đang từng ngày nỗ lực để văn minh và đẹp hơn trong mắt mọi du khách đến chơi, thăm quan cũng như sinh sống. Trong khi đó, những người kinh doanh đang là một trong những đối tượng mà khách du lịch tiếp xúc nhiều nhất khi đến Hà Nội thì hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Thủ đô ngày hôm nay.

Chị Lê Thu Hương (chủ một quán ăn trên đường Cầu Giấy) chia sẻ: “Nhiều người gọi “bún mắng, cháo chửi” là văn hóa của những người kinh doanh ở Hà Nội nhưng tôi khẳng định chắc chắn là không phải. Bởi đây chỉ là một trong số ít những hình ảnh không đẹp của Thủ đô. Những người kinh doanh như chúng tôi vẫn đang nỗ lực từng ngày để “vừa lòng khách đến, đẹp lòng khách đi”. Cũng theo chị Hương, những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực riêng của Thủ đô chắc chắn sẽ được lưu giữ mãi cho đến mai sau.

K. Tiến

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.
Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau 3 ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp phiên bế mạc chiều nay (12/4). Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Hướng đến mục tiêu tổ chức thành công Hội nghị người lao động cấp Công ty năm 2025, Công đoàn Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội đã tập trung hướng dẫn, tạo điều kiện để các đơn vị trong công ty sớm hoàn thành Hội nghị người lao động cấp cơ sở.
Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành khóa XVII lần thứ 8 mở rộng để thông qua nhiều nội dung quan trọng.
LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức hội nghị truyền thông chính sách, Chỉ thị của Trung ương và thành phố Hà Nội về công tác dân số trong tình hình mới cho công nhân, viên chức, lao động.
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.

Tin khác

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Xem thêm
Phiên bản di động