Mô hình, hiệu quả từ công tác xóa đói, giảm nghèo:

Góc nhìn từ huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Phát triển kinh tế miền núi gắn với xóa đói giảm nghèo đã và đang là một trong những chương trình trọng tâm của Đảng bộ huyện Ba Vì. Bằng những chương trình hành động cụ thể, thiết thực khai thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển kinh tế… đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc tại các xã miền núi Ba Vì ngày càng được nâng lên, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi.
goc nhin tu huyen ba vi Ba Vì: Đề nghị có chính sách đặc thù với huyện đông đồng bào dân tộc thiểu số
goc nhin tu huyen ba vi Hà Nội: Nhiều địa phương đạt và vượt kế hoạch xây, sửa nhà cho hộ nghèo
goc nhin tu huyen ba vi Lao động nông thôn ở Ba Vì đã chủ động 'nhập cuộc' để cải thiện đời sống

Cách đây ít năm, chúng tôi có dịp về xã Ba Vì (huyện Ba Vì), một trong những xã thuộc diện đặc biệt khó khăn khi mới sáp nhập mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Thời điểm đó, hơn 90% số dân là người dân tộc Dao, sinh sống bằng việc làm rẫy quanh chân núi Ba Vì với hình thức canh tác thủ công, năng suất thấp, xã có 60% là hộ nghèo, chạy ăn từng bữa. Nhưng đến nay, đời sống của người dân xã Ba Vì đã được cải thiện.

goc nhin tu huyen ba vi
Những con đường được trải bê tông phẳng phiu giúp giao thông và vận chuyển hàng hóa của người dân dễ dàng hơn

Những con đường đất ngày trước gặp trời mưa thì đành bỏ xe để đi bộ, nay đã được bê-tông hóa gần 15km; hệ thống trường học, y tế, điện, nước hợp vệ sinh được đầu tư hiện đại, khang trang. Không những vậy, huyện và xã Ba Vì đã định hướng, tạo điều kiện cho người dân phát triển nghề thuốc nam truyền thống, giúp tăng thu nhập, giảm số hộ nghèo, đưa Ba Vì thoát khỏi diện xã đặc biệt khó khăn.

Sự phát triển trên không chỉ có riêng ở xã Ba Vì, theo tìm hiểu suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong huyện Ba Vì đã đoàn kết, đồng lòng, tương trợ nhau cùng phát triển. Xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn huyện là một nhiệm vụ trọng tâm, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ba Vì khóa XXII nhiệm kỳ 2015- 2020 đã ban hành Nghị quyết số 06- NQ/HU ngày 30/6/2016 về phát triển kinh tế- xã hội 7 xã miền núi giai đoạn 2016- 2020.

goc nhin tu huyen ba vi
Ngành chăn nuôi ở huyện Ba Vì là một trong những yếu tố tích cực góp phần phát triển kinh tế người dân. Ảnh: Luyện Đinh

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy Ba Vì, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân 7 xã miền núi, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết đã đạt được những kết quả quan trọng. Nổi bật nhất phải kể đến 6/10 chỉ tiêu đã đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết gồm: Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ cơ cấu kinh tế; tỷ lệ làng, thôn đạt danh hiệu “Làng văn hóa”; tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân; tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh.

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của vùng núi về phát triển các mô hình kinh tế tập trung quy mô lớn như: Sản xuất, chế biến chè búp khô, chăn nuôi bò sữa, bò thịt, trồng và chế biến Rong giềng… đây là những mô hình có quy mô diện tích và giá trị sản phẩm lớn, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người vùng 7 xã miền núi huyện Ba Vì đạt 29 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với trước khi ban hành Nghị quyết.

Ba Vì là huyện nằm xa trung tâm Thủ đô, có diện tích khu vực miền núi, số lượng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số trong toàn thành phố.

Khu vực miền núi huyện Ba Vì có tổng diện tích đất tự nhiên là 19.943 ha, gồm có 7 xã, 77 thôn với 18.051 hộ (có 6.751 hộ dân tộc thiểu số), dân số 75.476 người, trong đó dân số đồng bào dân tộc thiểu số là 27.669 người, chiếm gần 10% dân số toàn huyện. Đời sống vật chất tinh thần của người dân vùng 7 xã miền núi ngày một được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm và vượt chỉ tiêu đề ra, đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo 7 xã miền núi giảm còn 6,28%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Về công tác đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 138/KH- UBND ngày 15/7/2016 đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực miền núi, trong đó huyện Ba Vì có tổng số 85 dự án với mức đầu tư 1.548 tỷ đồng, có 36 dự án được bố trí và đã thi công với mức đầu tư 841,755 tỷ đồng. Tính đến nay, hệ thống nhà văn hóa và công trình nước sạch cơ bản được định hình, bàn giao được 06 công trình nước sạch và 39 nhà văn hóa thôn, khởi công xây dựng thêm 03 nhà văn hóa mới đưa tổng số nhà văn hóa được đầu tư lên 44/77 nhà văn hóa.

Công tác xây dựng nông thôn mới cũng luôn được chú trọng. Theo ghi nhận, 7 xã miền núi đã tích cực triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, tại xã Ba Trại đã đạt xã nông thôn mới vào năm 2017, 6 xã còn lại đạt từ 11 tiêu chí trở lên, trong đó có 03 xã đạt 15 tiêu chí trở lên đó là: Tản Lĩnh, Minh Quang, Khánh Thượng. Công tác quản lý đất đai được quan tâm chỉ đạo, chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc để thực hiện dự án bãi rác Tản Lĩnh theo tiến độ của thành phố, tỷ lệ rác thải được thu gom và vận chuyển trong ngày đạt 81%.

Công tác văn hóa- xã hội được quan tâm thực hiện tốt, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó tỷ lệ làng văn hóa đạt 51,9% và hộ gia đình văn hóa đạt 86,1%. Công tác giáo dục được quan tâm đặc biệt.

Riêng đầu tư xây dựng, kiên cố hóa trường lớp học, 100% trường, lớp học đã được đầu tư, kiên cố hóa theo hướng đạt chuẩn. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 17/36, đạt 47,2%. Hiện nay, 7 xã miền núi của huyện Ba Vì đã đạt chuẩn quốc gia về y tế, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được các xã triển khai hiệu quả, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được duy trì.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ở 7 xã miền núi vẫn có tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ sản xuất còn thấp, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong vùng còn nhiều khó khăn. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, huyện Ba Vì tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, làng văn hóa, gia đình văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo, hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Đồng thời tập trung thực hiện các chỉ tiêu chưa đạt 4 chỉ tiêu gồm: Trường chuẩn quốc gia, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới; tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh…

Tin tưởng rằng, với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và quyết tâm của huyện Ba Vì, vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số sẽ tiếp tục có những đổi thay, tiến bộ nhiều hơn, đi nhanh hơn trên con đường giảm nghèo, cùng Thủ đô bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Luyện Đinh – Lê Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động