Giữ vững vai trò trung tâm đoàn kết công nhân lao động

(LĐTĐ) Nhắc đến sức mạnh của giai cấp công nhân, cũng như những phong trào thi đua sục sôi khí thế, lan tỏa mạnh mẽ một thời, mỗi người dân Việt Nam đều không thể quên “Sóng Duyên Hải”, “Hợp tác xã Thành Công”, “Ba quyết tâm”… Nhiều công nhân tiêu biểu, đi đầu trong các phong trào thi đua đó đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, là những tấm gương sáng trong học tập, lao động sản xuất và chiến đấu. 
giu vung vai tro trung tam doan ket cong nhan lao dong Nâng cao chất lượng bữa ăn ca
giu vung vai tro trung tam doan ket cong nhan lao dong Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
giu vung vai tro trung tam doan ket cong nhan lao dong Hội nghị ban chấp hành công đoàn ngành Y tế Hà Nội

Trải qua 90 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, luôn giữ vững vai trò trung tâm đoàn kết của công nhân lao động Việt Nam, luôn sát cánh, đồng hành, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

giu vung vai tro trung tam doan ket cong nhan lao dong
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trò chuyện với các Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua qua các thời kỳ.

Mốc son lịch sử

Trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam, sự kiện thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ được coi là mốc son chói lọi. Kể từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, đứng ra dẫn dắt phong trào.

Trở lại lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của Công hội Đỏ Bắc Kỳ gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XX. Người đã tham gia Công đoàn hải ngoại Anh khi hoạt động tại Luân Đôn trong những năm 1914-1917; gia nhập Công đoàn Kim khí quận 17 Pari vào năm 1919. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chính là người đặt cơ sở lý luận và nền tảng tư tưởng cho việc thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam.

giu vung vai tro trung tam doan ket cong nhan lao dong
Công đoàn luôn đồng hành cùng công nhân lao động.

Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người chỉ dẫn: “Công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”.

Tháng 6/1925, Người sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu - Trung Quốc và trực tiếp giảng dạy nhằm nâng cao lý luận chính trị cho học viên. Sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên (tháng 3/1929), đặc biệt là sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng (tháng 6/1929) là kết quả của quá trình vận động, tổ chức công nhân mà đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là một trong những sáng lập viên và giữ vai trò quan trọng.

Có thể khẳng định, theo suốt tiến trình lịch sử 90 năm, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi trong hoạt động Công đoàn Việt Nam.

Trải qua 90 năm, dưới sự dẫn dắt của tổ chức Công đoàn, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là dịp để cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và nhân dân cả nước ôn lại và phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, tiếp tục thi đua, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trên cương vị là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được Trung ương lâm thời phân công phụ trách công tác vận động công nhân. Nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chức Công hội, của công nhân trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, bóc lột, bảo vệ quyền lợi của công nhân, Nguyễn Đức Cảnh và những người đồng chí đã tích cực tổ chức cuộc vận động phong trào công nhân, trước hết là phong trào công nhân Bắc Kỳ để thành lập tổ chức Công hội.

Ngày 28/7/1929, Đại hội đại biểu Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất khai mạc do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chủ trì. Đại hội đã quyết định thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, thông qua Điều lệ và hệ thống tổ chức của Công hội, ra báo “Lao động” và tạp chí “Công hội Đỏ”, bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng.

Để phù hợp với tình hình, từ năm 1936 - 1939, tổ chức Công hội Đỏ đổi tên thành Nghiệp đoàn, Hội Ái hữu chuyển sang thời kỳ hoạt động bán công khai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam thực sự là trung tâm đoàn kết của công nhân lao động Việt Nam. Với trên 20 vạn người trong năm 1945, đoàn viên Công đoàn trở thành lực lượng nòng cốt làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 3/1946, Hội nghị đại biểu Công nhân cứu quốc Bắc Bộ, Trung Bộ và Tổng Công đoàn Nam Bộ đã quyết định thống nhất về mặt tổ chức trên phạm vi cả nước thành “Hội Công nhân cứu quốc”. Tháng 6/1946, tại Hội nghị cán bộ Công đoàn cứu quốc đã đổi tên “Hội Công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn”. Ngày 20/7/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam” đã chính thức được thành lập và được công nhận là thành viên chính thức của Liên hiệp Công đoàn thế giới vào năm 1949.

Công đoàn khích lệ giai cấp công nhân hăng hái thi đua, xây dựng đất nước

Trong những năm đầu đất nước giành độc lập, tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám, tham gia tích cực vào cuộc Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, các đội cảm tử Thủ đô, trong đó nòng cốt là công nhân đã chiến đấu với tinh thần quả cảm, anh dũng.

Thực hiện nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức vận động công nhân, viên chức, lao động tập trung xây dựng nhà máy, công xưởng, sản xuất vũ khí, khí tài quân sự; khắc phục khó khăn, hăng hái thi đua lao động phục vụ kháng chiến. Tại chiến khu Việt Bắc, từ ngày 1-15/1/1950, Đại hội lần I Công đoàn Việt Nam đã khẳng định mục tiêu: “Động viên công nhân, viên chức, lao động cả nước, nhất là công nhân ngành Quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”.

Tháng 2/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế phục vụ tổng phản công, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng, Công đoàn vận động công nhân hăng hái sản xuất và tham gia quản lý, xây dựng xí nghiệp. Đây là bước chuyển biến lớn về nhận thức tư tưởng và phương thức hoạt động Công đoàn.

Từ đây, trong các xí nghiệp quốc doanh, Công đoàn đại diện cho công nhân tham gia các Ủy ban xí nghiệp, góp phần trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh, đưa nền kinh tế kháng chiến phát triển về mọi mặt. Ở vùng tự do, Công đoàn phát động công nhân “Thi đua sản xuất, thi đua xây dựng”, “Cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến, trau dồi nghề nghiệp”.

Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết, phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, đấu tranh kiên cường, góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc vẻ vang 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam tạm thời bị chia thành hai miền, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ. Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa I họp vào tháng 8/1954 đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là “Cần phải động viên, tổ chức đông đảo quần chúng lao động trong các đô thị thành một lực lượng mạnh mẽ làm chỗ dựa tốt nhất, chắc chắn nhất cho chính quyền tiến hành công tác tiếp thu, phục hồi sản xuất, giữ gìn an ninh, trật tự thành phố”.

Ở miền Bắc tiến hành công cuộc tái thiết đất nước, với trách nhiệm chủ nhân của đất nước, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động đã đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhờ vậy, chỉ trong thời gian ngắn hoạt động sản xuất tại các cơ sở công nghiệp đã phục hồi.

Qua thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, những điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của giai cấp công nhân được lan tỏa, như “Sóng Duyên Hải”, “Hợp tác xã Thành Công”, “Ba quyết tâm”… đã xuất hiện, nhiều công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, là những tấm gương sáng trong học tập, lao động sản xuất và chiến đấu.

Thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa đã tạo ra những tiền đề quan trọng góp phần xây dựng và đưa miền Bắc tiến dần lên Chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, thành quả đó có đóng góp quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Những năm 1960, trước những yêu cầu mới, Đại hội lần thứ II Công đoàn Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 23-27/2/1961 đã đổi tên “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam” thành “Tổng Công đoàn Việt Nam”. Đại hội đã đề ra mục tiêu: “Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động sản xuất, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với tinh thần mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”. Mục tiêu này tiếp tục được nhấn mạnh tại Đại hội lần thứ III Công đoàn Việt Nam, diễn ra từ 11-14/2/1974: “Các cấp Công đoàn phải phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội với năng suất lao động, hiệu quả công tác, phục vụ và tham gia chiến đấu, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Bước sang những năm 1980, tại Đại hội lần thứ V Công đoàn Việt Nam diễn ra từ 16 - 18/11/1983, đã khẳng định mục tiêu: “Động viên công nhân, lao động thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng, là phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”, Đại hội đã Quyết định lấy ngày 28/7/1929 là Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

Thời gian này, các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công nhân, viên chức, lao động đã tạo được bước chuyển biến tích cực, nhiều điển hình tiên tiến và nhân tố mới đã hình thành, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác phát triển đoàn viên được Công đoàn chú trọng, số đoàn viên và Công đoàn cơ sở ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, Công đoàn còn tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, đề nghị Nhà nước bổ sung phụ cấp ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, trợ cấp khó khăn… Các chế độ nghỉ ngơi, tham quan du lịch và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì, phát triển.

Không ngừng đổi mới tổ chức, hoạt động Công đoàn

Lịch sử phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn ghi nhận, trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp vào kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), đưa đất nước ta dần thoát khỏi khó khăn, ổn định đời sống nhân dân và công nhân, viên chức, lao động.

Trong tình hình đất nước tiến hành đối mới, từng bước hội nhập, Đại hội lần thứ VI Công đoàn Việt Nam họp từ ngày 17-20/10/1988 tại Hà Nội đã xác định mục tiêu: “Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”. Đại hội Quyết định đổi lại tên “Tổng Công đoàn Việt Nam” thành “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.

Trước yêu cầu của giai đoạn mới, tại Đại hội lần thứ VII (diễn ra từ 9-12/11/1993 tại Hà Nội), Công đoàn Việt Nam nhấn mạnh yêu cầu “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, chăm lo bảo vệ lợi ích công nhân lao động”.

Đến nhiệm kỳ lần thứ X của Công đoàn Việt Nam, hoạt động trong bối cảnh giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lúc đó, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Nghị quyết thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của hàng triệu công nhân, viên chức, lao động trong cả nước.

Những hoạt động triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và Công đoàn đã tạo được chuyển biến trong cả nhiệm kỳ hoạt động, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Mục tiêu tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn được nhấn mạnh thêm tại Đại hội lần thứ XI Công đoàn Việt Nam với phương châm hành động “Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn”.

Đặc biệt, đáp ứng yêu cầu, thách thức của thời kỳ hội nhập quốc tế, tại Đại hội lần thứ XII Công đoàn Việt Nam (diễn ra từ 24-26/9/2018 tại Hà Nội), đã xác định 9 nhóm chỉ tiêu, 9 nhiệm vụ tổng quát và 3 khâu đột phá trong cả nhiệm kỳ. Ngoài ra, còn có 1 chương trình trọng tâm "Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển bền vững đất nước".

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc

Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc

(LĐTĐ) Sáng nay (4/11), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Nữ công năm 2024 cho các cán bộ phụ trách công tác Nữ công các tỉnh, ngành phía Bắc.
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn

Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài chính công đoàn năm 2023 và tập huấn công tác tài chính công đoàn; hướng dẫn cài đặt phần mềm kế toán công đoàn.
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024

Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 1/11, tại trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức Chung khảo Hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024 (gọi tắt là Hội thi) với sự tham gia của 14 đội thi đến từ các Công đoàn ban, bộ, ngành Trung ương và Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố.
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (CT21, trực thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội); Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) tổ chức trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động

Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động

(LĐTĐ) Sáng 31/10/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm phối hợp tổ chức “Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Gia Lâm năm 2024”. Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Việt Hà tới dự Hội thao.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3

LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Mới đây, bà Nguyễn Thị Hòa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã đến thăm, tặng quà cho các đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh và An Phú.
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên

Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên

(LĐTĐ) Trước yêu cầu thực tế, nhằm đổi mới và phát triển tổ chức Công đoàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức thành lập Nghiệp đoàn cơ sở khối lớp mầm non ngoài công lập phường Cổ Nhuế 1 với 198 đoàn viên.
Xem thêm
Phiên bản di động