Giọng đọc “vàng” của “Đọc truyện đêm khuya”
Chí Trung, Vân Dung tiết lộ “sự thật” cưỡi cá lên chầu trời | |
Ngập tràn cảm xúc trong "Cánh đồng tình yêu" | |
479 nghệ sĩ được tặng danh hiệu NSND, NSƯT |
Trò chuyện với NSƯT Kim Cúc, tôi vẫn cảm nhận được sự vẹn nguyên giọng đọc “vàng” của người đàn bà “đọc truyện đêm khuya”, dù năm nay bà đã ngoài tuổi 70. NSƯT Kim Cúc chia sẻ, bà đến với nghề phát thanh viên như một sự tình cờ, mà cũng như là một định mệnh. Năm 1967, NSƯT Kim Cúc từ Đoàn văn công Quân khu 3 được gọi đi đọc hộ tin chiến thắng cho quân đội trên phòng thu của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngờ đâu rằng, việc cái tin chỉ dài chừng 1 phút ấy đã khiến ước mơ từ thuở nhỏ của bà thành sự thật.
Ngay sau đó, bà được điều chuyển về Cục Địch vận của Tổng cục Chính trị - Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ đó, NSƯT Kim Cúc chính thức trở thành phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt Nam và bắt đầu “Đọc truyện đêm khuya” từ năm 1968 cùng các phát thanh viên kỳ cựu của đài. Trong thời gian đó, song song với công việc tại đài, bà còn tranh thủ đi học thêm đại học tại chức và học thêm ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung. Bà bảo, học không phải để lấy bằng, mà để biết phát âm đúng được những ngôn ngữ nước ngoài.
Trong suốt 40 năm gắn bó với nghề, NSƯT Kim Cúc đã đọc và chia sẻ hàng ngàn câu truyện với thính giả. Dấu ấn đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của bà chính là đọc bản tin chiến thắng ngày 30.4.1975. Bà bổi hồi kể lại: “Đến tận khi cầm tờ bản tin trên tay, tôi mới biết đó là tin giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tôi hồi hộp khi ngồi xuống chiếc ghế đọc thẳng, phát trực tiếp lên sóng phát thanh, trước mặt là dòng chữ “hàng triệu người đang nghe ta”. Lúc đó, tôi và đồng nghiệp chỉ biết động viên nhau kìm nén cảm xúc, kẻo có thể ảnh hưởng đến dây thanh đới và như vậy, tin chiến thắng sẽ không được đọc trọn vẹn. Và điều quan trọng nhất, phải đọc để truyền tải được sự hào hùng của chiến thắng, sự hào sảng và tâm thế của người chiến thắng”.
Nghệ sỹ ưu tú Kim Cúc . |
Ngoài bản tin chiến thắng lịch sử ấy, bà cũng rất ấn tượng với những bản tin đọc cho phía ngụy quyền Sài Gòn. Để có thể đọc chạm đến tâm can, tình cảm của “những người bên kia”, bà đã phải nhiều lần tiếp xúc với các tù binh để tìm hiểu về họ. Bởi mục đích tối thượng là truyền tải thông tin và cảm xúc vào những bản tin của mình đọc, để những bản tin ấy “bắn thẳng vào trái tim” những người lính bên kia. Nhiều người trong số họ đã từng tâm sự với bà rằng, mỗi khi nghe những gì bà đọc qua radio, họ đều muốn buông súng quay về.
Hơn 40 năm gắn bó với chương trình “Đọc truyện đêm khuya”, NSƯT Kim Cúc vẫn lưu giữ rất nhiều bức thư của thính giả thể hiện tình cảm, sự yêu mến tới bà. Đó là những báu vật, là động lực để bà vượt qua bao thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống.
Bà chia sẻ kỷ niệm về bức thư mà nhà văn Văn Tùng gửi cho bà. Trong thư, nhà văn có viết: “Tôi không biết năm nay chị bao nhiêu tuổi, nhưng cho phép tôi gọi chị bằng cô. Cô Cúc ơi, truyện tôi viết ra, tôi đưa cho mọi người xung quanh đọc, họ đều nhận xét truyện của tôi chả có gì đặc biệt. Khi truyện in trên báo, tôi đọc xong cũng thấy nó chả ra cái gì cả. Vậy mà hôm qua, truyện này được phát trên đài qua giọng đọc của cô, mọi người hỏi tôi, ô, truyện này mới viết à? Hay thế. Tôi cảm ơn cô. Cô là người thứ hai đã giúp truyện của tôi sống lại". Bức thư đó đã khiến bà vô cùng hạnh phúc và được đồng nghiệp đề xuất cho bà thêm một bậc lương.
Trời phú cho bà giọng đọc “vàng”, nhưng thời bao cấp, ngày nào bà cũng không quên rèn luyện và nghiên cứu tại thư viện. Đối với “Đọc truyện đêm khuya”, điều đầu tiên là phải nắm được hồn cốt của truyện, rồi sau đó biến cái hồn cốt của một tác phẩm văn học bằng chữ trở thành hồn cốt cốt của âm thanh. Sự khổ luyện ấy chính là bí quyết để bà có giọng dẫn trở thành thương hiệu, nắm giữ trái tim khán giả lâu bền với “Đọc truyện đêm khuya”.
Giờ đây, sau bấy nhiêu năm dành trọn tình yêu, tâm huyết cho làn sóng phát thanh, NSƯT Kim Cúc tâm sự, đã đến lúc bà cần dành nhiều thời gian hơn cho mình và cho gia đình. Nhưng bà không thể giấu nổi cảm xúc thấy nhớ công việc và nhớ khán giả khi phải rời xa chương trình đã gắn bó với mình trong suốt thời gian dài. Bà vẫn mong có một dịp nào đó lại được đọc truyện đêm khuya cho khán giả nghe. Bà dí dỏm ví von: “Lúc đó, tôi sẽ như con cá được thả về nước”.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07