Gieo mầm tình thương
Mang xuân về ấm áp tình thương | |
Nét đẹp của lớp học tình thương | |
Hoàn thiện các mô hình văn hóa sức khỏe cộng đồng |
Hơn 50 đứa trẻ, 3 đến 6 tuổi, ngồi san sát trên những chiếc ghế xinh xinh đủ màu đặt trên tấm thảm dày. Những gương mặt thơ ngây bừng sáng khi chúng háo hức hát vang những bài ca, cùng chia sẻ cho nhau về mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống ...
Một buổi sáng, cô hiệu trưởng gặp toàn thể học sinh trong căn phòng lớn và thông báo : "Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành một thí nghiệm mới". Cô giơ cao hai cây thường xuân bé xíu đựng trong hai cái chậu con giống hệt nhau. "Chúng ta có hai cây con trông chúng giống hệt nhau đúng không ?". Tất cả bọn trẻ, tò mò nhìn vào hai chậu cây, đồng thanh đáp: "Dạ phải".
"Chúng ta sẽ nuôi dưỡng hai cây con này với cùng chế độ ánh sáng, cùng chế độ tưới nước, nhưng ...với sự chăm sóc khác nhau". Cô nói tiếp : "Chúng ta sẽ theo dõi xem, điều gì sẽ xãy ra khi đặt một cây trong nhà bếp, cách xa chúng ta, một cây ngay tại đây, trong phòng này, trên lò sưởi".
Sau khi đặt một chậu trên mép lò sưởi, cô hiệu trưởng dắt bọn trẻ vào bếp, đặt chậu cây còn lại lên quầy. Sau đó cô dẫn những đứa trẻ với những đôi mắt mở to vì bỡ ngỡ trở lại căn phòng lớn.
"Chúng ta sẽ đối xử với cây như với một người bạn. Trong vài tháng tới, mỗi ngày chúng ta sẽ hát cho cây thường xuân nghe . Chúng ta sẽ nói cho bạn ấy biết bạn ấy xinh đẹp như thế nào và chúng ta yêu quí bạn ấy biết bao. Chúng ta luôn chúc bạn ấy mọi điều tốt đẹp ..."Một bé gái giơ tay: "Nhưng thưa cô, thế còn cái cây trong bếp thì sao ?". Cô hiệu trưởng mỉm cười thích thú "Chúng ta sẽ dùng cây ấy làm cây 'đối chứng' trong thí nghiệm tuyệt vời của chúng ta. Theo các em chúng ta phải làm gì ?"
"Chúng ta sẽ không nói chuyện với nó ?"
"Đúng , dù chỉ một lời thì thầm".
"Chúng ta sẽ không gởi cho nó lời chúc tồt đẹp nào".
"Đúng, và chúng ta xem chuyện gì sẽ xãy ra..."
Bốn tuần sau mắt của tôi cũng mở to ngạc nhiên như bọn trẻ. Cây thường xuân trong bếp yếu ớt, mảnh khảnh và chẳng lớn được tí nào. Còn chậu cây đặt trong phòng lớn, được bao bọc bởi những lời yêu thương êm dịu, được bọn trẻ hát cho nghe mỗi ngày, đã lớn gấp ba với những chiếc lá xanh biếc tràn đầy nhựa sống... Để chứng minh kết quả của cuộc thí nghiệm và cũng để lau khô nước mắt của những đứa trẻ nhạy cảm, lo lắng cho số phận của cây thường xuân kia, cô hiệu trưởng giải thoát cho cảnh lẻ loi của chậu cây thứ hai trong bếp và mang đặt nó trong phòng lớn, bên cạnh chậu thứ nhất.
Ba tuần sau, chậu cây thứ hai đã bắt kịp chậu cây thứ nhất. Bốn tuần sau, chúng cùng lớn mạnh như nhau... Tôi ghi nhớ mãi bài học này và tự đúc kết cho mình một câu kết luận: Không ai, không vật gì lớn lên được nếu không có tình yêu...
Quốc Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21