Giảm thiểu, phòng ngừa lao động trẻ em: Vẫn là thách thức

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Cả nước hiện có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em (LĐTE) và người chưa thành niên (từ 5-17 tuổi) đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong những điều kiện có hại cho sức khỏe. 
giam thieu phong ngua lao dong tre em van la thach thuc Vì lợi ích của người lao động
giam thieu phong ngua lao dong tre em van la thach thuc Xử lý nghiêm việc sử dụng trẻ em lao động trái pháp luật

Đói nghèo được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và từ đó dẫn đến nguy cơ LĐTE. Đó là thông tin từ hội thảo hướng dẫn thực hiện chương trình phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE giai đoạn 2016-2020 diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày từ 1-2/12.

giam thieu phong ngua lao dong tre em van la thach thuc
Để giảm thiểu LĐTE cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành.

Đói nghèo là nguyên nhân chính

Tại phiên khai mạc hội thảo do Bộ LĐTBXH phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) và Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) tổ chức sáng 1/12, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) Đặng Hoa Nam cho biết: Trong số LĐTE được điều tra thì có 67% các em làm việc trong ngành nông nghiệp; 16% làm việc trong ngành xây dựng, chế tạo; 17% làm việc trong ngành dịch vụ. Đáng lo ngại trẻ em có nguy cơ làm trong các nghề bị cấm sử dụng LĐ chưa thành niên, hoặc điều kiện lao động có hại là 1,3 triệu (chiếm 75% LĐTE).

Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Việt Nam đã ban hành hệ thống luật pháp và chính sách nhằm đảm bảo hiện thực hóa quyền của trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE.

Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE đang dần được hoàn thiện và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế về LĐTE. Bộ Luật lao động đã có các quy định về độ tuổi lao động tối thiểu, thời giờ làm việc và điều kiện làm việc, quy định về lao động đối với người chưa thành niên.

“Thực tế cho thấy, trẻ em vẫn đang từng ngày buộc phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột sức lao động thậm tệ. Thời gian làm việc của các em bị chủ sử dụng ép buộc từ 11-12 giờ đồng hồ, thậm chí lên tới 16 giờ/ngày. Đối với những LĐTE phục vụ tại các quán ăn, số tiền lương 1,8-2 triệu đồng/tháng đã được xem là khoản thu nhập thuộc loại khá, vì vẫn còn không ít trường hợp trẻ phải làm việc mà không hề được trả lương”, ông Nam cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan, đói nghèo được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế và từ đó dẫn đến nguy cơ LĐTE. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến LĐTE, đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, vấn đề LĐTE cũng là thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực hiện các hiệp định thương mại.

“Để giải quyết vấn đề LĐTE và đạt được mục tiêu của chương trình vào năm 2020, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức, mà trước hết là nhận thức của gia đình các em và chính các em, cũng như người sử dụng LĐ còn hạn chế, thiếu hiểu biết về pháp luật, chính sách liên quan đến LĐTE; khả năng tiếp cận các hoạt động phát triển kỹ năng và nghề nghiệp hạn chế cũng là một trong những yếu tố cản trở việc xóa bỏ LĐTE”, bà Lan cho biết.

Cần sự cam kết của các ngành

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước số 182 của ILO về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức LĐTE tồi tệ nhất, Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu làm việc và cam kết thực hiện Tuyên bố về một thế giới phù hợp với trẻ em.

Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, Việt Nam đã ban hành hệ thống luật pháp và chính sách nhằm đảm bảo hiện thực hóa quyền của trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE. Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE đang dần được hoàn thiện và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế về LĐTE.

Bộ Luật lao động đã có các quy định về độ tuổi lao động tối thiểu, thời giờ làm việc và điều kiện làm việc, quy định về lao động đối với người chưa thành niên. Luật trẻ em mới được Quốc hội thông qua tiếp tục có các quy định cụ thể về các hành vi nghiêm cấm bóc lột trẻ em, quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, đoàn thể, gia đình, cộng đồng, của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong việc phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE.

“Chúng ta có thể có các quy định luật pháp, ban hành các chương trình tốt, điều đó là quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là năng lực thực thi luật pháp, là việc thực hiện có hiệu quả chương trình, là sự tham gia tích cực của tất cả các đối tác trong xã hội, gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội đối với việc phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE”, Thứ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh.

Chia sẻ kinh nghiệm tại cuộc hội thảo, bà Trịnh Thanh Hằng - Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN cho biết: Trong phạm vi, chức năng của mình, Tổng LĐLĐVN thường xuyên chỉ đạo các cấp CĐ tham gia xây dựng ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), bộ quy tắc ứng xử tại doanh nghiệp, trong đó có đưa nội dung cấm sử dụng LĐTE, nhấn mạnh không được thuê mướn hoặc ủng hộ việc sử dụng LĐTE (dưới 15 tuổi).

Với LĐ chưa thành niên (dưới 18 tuổi), doanh nghiệp cũng phải có biện pháp sử dụng thích hợp, không được bố trí làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có hại cho sức khỏe và sự phát triển thể chất, tinh thần.

Cũng theo bà Hằng, hiện Tổng LĐLĐVN có bộ phận chuyên trách về công tác trẻ em thuộc Ban Nữ công, có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo Ban Nữ công tham mưu cho thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN về các vấn đề liên quan đến LĐTE, chế độ, chính sách liên quan đến LĐTE, các hoạt động nhân Tháng hành động vì trẻ em...

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 11 - 12/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của công nhân lao động.
Bảng lương của giáo viên năm 2025

Bảng lương của giáo viên năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2025 chưa tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tức là chưa tăng tiền lương giáo viên trong năm 2025. Bảng lương giáo viên 2025 vẫn giữ nguyên như năm 2024.
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam

(LĐTĐ) Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và quá trình chuyển dịch năng lượng hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội dài hạn cho người dân trong tương lai.
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng

(LĐTĐ) Một doanh nghiệp bất động sản là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính số tiền phạt lên tới 325 triệu đồng do vi phạm: thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.

Tin khác

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 11 - 12/1, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn” năm 2025 để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của công nhân lao động.
Quận Thanh Xuân: Hoàn thành vượt chỉ tiêu thành lập Công đoàn cơ sở

Quận Thanh Xuân: Hoàn thành vượt chỉ tiêu thành lập Công đoàn cơ sở

Năm 2024, Công đoàn quận Thanh Xuân đã kết nạp đươc 4.550/6.500 đoàn viên (đạt 70% chỉ tiêu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố giao); tuyên truyền, vận động thành lập được 22/20 Công đoàn cơ sở (CĐCS), đạt 110% chỉ tiêu LĐLĐ Thành phố giao.
Công đoàn ngành Xây Dựng Hà Nội: Đạt nhiều kết quả toàn diện trên các mặt công tác

Công đoàn ngành Xây Dựng Hà Nội: Đạt nhiều kết quả toàn diện trên các mặt công tác

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã chủ động đổi mới mạnh mẽ và thực chất, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn. Trong đó, nổi bật là công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam

LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 10/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; phát động phong trào thi đua năm 2025.
LĐLĐ huyện Hoằng Hóa trao 938 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Hoằng Hóa trao 938 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chiều 10/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoằng Hoá (tỉnh Thanh Hoá) tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 cho đoàn viên, người lao động.
Huyện Ứng Hòa: Không để đoàn viên nào không có Tết

Huyện Ứng Hòa: Không để đoàn viên nào không có Tết

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và chợ Tết Công đoàn năm 2025. Nhiều hoạt động thiết thực đã tạo không khí vui tươi, đầm ấm đưa Tết đến sớm với công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhất là người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng được tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc của LĐLĐ thành phố Hà Nội

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng được tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc của LĐLĐ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng nay (10/1), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Cán bộ, đoàn viên, người lao động quyết tâm đổi mới ngành Đường sắt

Cán bộ, đoàn viên, người lao động quyết tâm đổi mới ngành Đường sắt

(LĐTĐ) Sáng 10/1, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), Công đoàn ĐSVN tổ chức “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” cho đoàn viên, người lao động các đơn vị đường sắt khu vực Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình).
Ấm áp chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” huyện Thường Tín

Ấm áp chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, mang lại niềm vui và không khí Tết đầm ấm trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Ông Phạm Trọng Nhân được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương

Ông Phạm Trọng Nhân được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương

(LĐTĐ) Với số phiếu tán thành 100%, ông Phạm Trọng Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng đoàn Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương đã trúng cử chức danh Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Xem thêm
Phiên bản di động