Giảm tải tại các bệnh viện

LĐTĐ - Là mô hình y tế tiên tiến đã đạt được thành công trên nhiều quốc gia , mô hình phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) được áp dụng thí điểm tại nước ta từ giữa năm 2013 đến nay. Với mong muốn góp phần giảm tải các bệnh viện tuyến trên và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho người dân, cộng với việc người dân tham gia mô hình này được thanh toán bảo hiểm ... sẽ là căn cứ để phòng khám bác sĩ gia đình được nhân rộng.

Mô hình bác sĩ gia đình sẽ giúp giảm tải tại các bệnh viện

Được phép khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Mới đây, Bộ Y tế đã có thông tư Hướng dẫn triển khai đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) giai đoạn 2013 – 2020. Trong đó  Hà Nội là một trong 8 tỉnh, thành phố ( TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang ) đầu tiên áp dụng thí điểm mô hình BSGĐ trong đó thực hiện khám cho cả người có thẻ bảo hiểm y tế.

Cách đây hàng chục năm, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mô hình BSGĐ khi “khai sinh” Trung tâm Bác sĩ gia đình. Tuy nhiên, đây là một mô hình mới, tự hạch toán, chưa được đầu tư tương xứng nên, hiệu quả chưa cao khi mới khám chữa bệnh trong phạm vi hẹp. Chính vì thế, sau khi đề án của Bộ Y tế được phê duyệt với nhiều ưu điểm mang lại quyền lợi thiết thực cho người bệnh, Sở Y tế  Hà Nội đã vào cuộc tích cực. Ths BS Vũ Duy Hưng – phó phòng nghiệp vụ Y, Sở Y tế Hà Nội cho biết: Tháng 5 vừa qua, PGĐ Sở Y tế Hà Nội  Nguyễn Văn Dung đã ký công văn gửi GĐ Trung tâm y tế các huyện, thị xã yêu cầu: Mỗi trung tâm y tế huyện, thị xã rà soát các điều kiện, đăng ký ít nhất một trạm y tế hoặc phòng khám đa khoa khu vực tham gia mô hình BSGĐ.

Theo đó, điều kiện để tham gia mô hình BSGĐ thì phòng khám đó phải có bác sĩ được đào tạo về y học gia đình hoặc các bác sĩ đa khoa có kinh nghiệm, có khả năng thực hiện mô hình y học gia đình. Có cơ sở vật chất để thực hiện phòng khám và có vị trí thuận lợi trong việc thu hút bệnh nhân. Phòng khám BSGĐ có nhiệm vụ thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh thường gặp; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật và khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám và tại nhà người bệnh; tham gia hệ thống chuyển tuyến: Là cơ sở đầu tiên trong hệ thống chuyển tuyến khám chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu về chuyên môn; tiếp nhận người bệnh từ các cơ sở khám chữa bệnh khác chuyển đến để tiếp tục chăm sóc và điều trị; tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cuối đời...

Ths Hưng cũng cho biết thêm:  Về giá dịch vụ khám chữa bệnh, nếu là của cơ sở công lập thì do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.  Cụ thể, tại Hà Nội, phòng khám BSGĐ công lập thu theo NQ 13 – NQ/HĐND Thành phố; đơn vị tư nhân được quyền quyết định giá nhưng phải niêm yết công khai. Điểm đặc biệt là tất cả các phòng khám tham gia mô hình BSGĐ đều được phép thực hiện việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. 

Sàng lọc, giải quyết 80% bệnh lý thông thường

Với phương thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục, lồng ghép, phối hợp, dự phòng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng mô hình BSGĐ không còn xa lạ ở các nước phát triển khi phần lớn dân số được đội ngũ BSGĐ chăm sóc sức khỏe. Thông thường, các bệnh viện chỉ tiếp nhận người bệnh vào điều trị nội trú thông qua sự giới thiệu của BSGĐ. Sau quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được trả về để tiếp tục theo dõi, điều trị ngoại trú tại nhà dưới sự quản lý về chuyên môn của BSGĐ.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, phòng khám BSGĐ có thể giúp sàng lọc cũng như giải quyết 80% các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện. Bác sĩ gia đình có thể khám nhi; tiêm chủng; xét nghiệm tại nhà; chăm sóc sức khỏe và khám bệnh qua điện thoại, điều dưỡng, tư vấn tâm thần… Cũng giống như các bệnh viện tuyến trên, việc khám chữa bệnh tại nhà hay tại phòng khám của BSGĐ cũng có mức phí khác nhau. Theo mức giá của một phòng khám BSGĐ ngoài công lập công bố thì  mức khám tại nhà, chi phí sẽ dao động trong khoảng từ 350.000 – 500.000 đồng/lần khám. Với những gia đình có con nhỏ hay người già thường sử dụng dịch vụ trọn gói với chi phí là 500.000 đồng/tháng/hợp đồng chăm sóc sức khỏe trong vòng 1 năm. Theo hợp đồng, người sử dụng sẽ được khám bệnh định kỳ tại nhà 1 tháng 1 lần và được tư vấn cách ăn uống, sinh hoạt có lợi nhất cho sức khỏe.

Hiện toàn thành phố Hà Nội có 39 cơ sở đăng ký thực hiện mô hình này. Theo kết quả khảo sát tại các trạm y tế thực hiện mô hình phòng khám BSGĐ cho thấy tỷ lệ hài lòng của người bệnh  khá cao, sự phối hợp giữa người bệnh và nhân viên y tế được tăng cường, người bệnh được khám sàng lọc tại địa phương, giảm chi phí đi lại. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các trạm y tế vẫn còn gặp phải những khó khăn như danh mục kỹ thuật được phép thực hiện còn hạn chế, thuốc phục vụ bệnh nhân hạn hẹp về số lượng cũng như chủng loại, cơ chế chuyển tuyến phụ thuộc hoàn toàn vào bảo hiểm y tế. Đó là những khó khăn bước đầu mà các đơn vị công lập thực hiện mô hình này gặp phải.

Dự kiến, trong năm 2014 - 2015, Hà Nội sẽ xây dựng thí điểm 20 phòng khám BSGĐ  trong đó 9 phòng khám tại các đơn vị y tế công lập và 15 phòng khám tại các đơn vị y tế ngoài công lập. Giai đoạn từ 2016-2020, tại các bệnh viện, TTYT sẽ xây dựng ít nhất 1 phòng khám BSGĐ và mở rộng mạng lưới  ngoài công lập.

H.Phong

 

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Bộ Y tế thông tin về điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 14/11, Bộ Y tế thông tin về việc đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân

Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì sử dụng thuốc hỗ trợ tăng cân

(LĐTĐ) Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H (5 tuổi, ở Hà Nội) được gia đình đưa đi khám, phát hiện bị suy tuyến thượng thận. Đáng lo ngại, nguyên nhân được xác định từ việc cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng thuốc đông y hỗ trợ tăng cân.
Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ

Ứng dụng AI để nâng chất lượng chẩn đoán, điều trị đột quỵ

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang mở ra những chân trời mới trong y học hiện đại. Trong lĩnh vực đột quỵ, AI giúp phân tích nhanh chóng và chính xác dữ liệu hình ảnh, dự đoán diễn biến bệnh, tối ưu hóa kế hoạch điều trị và thậm chí cá nhân hóa phương pháp phục hồi chức năng cho từng bệnh nhân.
Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông

Bỏ qua dấu hiệu đột quỵ sớm khiến người đàn ông bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông nhưng đến khi cấp cứu các bác sĩ mới bất ngờ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân tai nạn giao thông của người bệnh, các bác sĩ cho biết, do lúc đó, người bệnh khởi phát cơn đột quỵ đột ngột, khiến người bệnh rơi vào trạng thái nguy hiểm, không kiểm soát được cơ thể…
Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1/11 đến ngày 8/11), toàn Thành phố ghi nhận 566 trường hợp, với 33 ổ dịch sốt xuất huyết.
Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất

Giá dịch vụ giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương mới nhất

(LĐTĐ) Quyết định 3293/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương với mức giá cụ thể cho từng loại dịch vụ hồi sức, nội khoa, và ngoại khoa.
Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng

Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng

(LĐTĐ) Trong cuộc họp thường trực Chính phủ sáng nay 9/11, Thủ tướng đã yêu cầu trong 6 tháng nữa, Bộ Y tế phải hoàn thiện cơ sở 2 của hai Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, đưa vào sử dụng với quyết tâm rất cao.
Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi

Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 5509/SYT-NVY gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thành phố về việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR).
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

(LĐTĐ) Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, thị xã của Hà Nội bảo đảm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở y tế và người dân trên địa bàn sử dụng Sổ sức khỏe điện tử. Sau năm 2025, mỗi người dân (kể cả những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế) đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID và 30% người dân khi đi khám, chữa bệnh có bệnh án điện tử.
Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da

Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da

(LĐTĐ) Được chẩn đoán mắc uốn ván, nhưng các bác sĩ không tìm được vết thương nào ngoài da, hay dấu hiệu chấn thương khiến nha bào uốn ván xâm nhập.
Xem thêm
Phiên bản di động