Giảm phát thải các chất ô nhiễm từ hoạt động đốt than
Đốt than tổ ong là một trong những nguyên nhân chính khiến không khí Hà Nội ô nhiễm | |
Hà Tĩnh: Sáu người bị ngộ độc khí CO khi đốt than sưởi ấm | |
Nam thanh niên bị hôn mê sâu vì chống rét bằng than củi |
Hội nghị tập trung thảo luận nhiều nội dung liên quan, đặc biệt là các công nghệ tiên tiến trong kiểm soát phát thải ô nhiễm, đẩy mạnh quy trình sản xuất than sạch.
| |
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Mai Đan) |
Đây cũng là diễn đàn dành cho các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý và xây dựng chính sách về ô nhiễm không khí do hoạt động đốt than chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm quản lý, đưa ra những ý tưởng khoa học nhằm hoạch định các chiến lược và phát triển công nghệ kiểm soát và giảm thiểu chất ô nhiễm...
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết quá trình đốt cháy than để sản xuất điện sẽ tạo ra các loại bụi, CO2, SOx, NOx, thủy ngân… gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Tuy nhiên, hiện nay Châu Á chiếm tới 75% lượng tiêu thụ than toàn cầu, và trong khi các khu vực khác đang đẩy mạnh việc chuyển sang dùng các nguồn năng lượng “xanh” hơn, các nước châu Á vẫn tiếp tục phụ thuộc vào than đá để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Trong những năm gần đây, các nước Châu Á đã có những nỗ lực trong việc đẩy mạnh sản xuất và bổ sung các nguồn năng lượng tái tạo khác vào hệ thống cung cấp năng lượng nhưng những cố gắng đó vẫn chưa đủ. Khu vực Châu Á, đặc biệt, các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia… vẫn là khu vực mà nhiệt điện than đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng.
Do đó, giảm phát thải các chất ô nhiễm từ than ở các nước Đông Nam Á và Châu Á là chìa khóa thành công trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
Theo các chuyên gia về môi trường phát thải lưu huỳnh là vấn đề mới nên các nhà khoa học Việt Nam cần xem xét để áp dụng cho phù hợp, hiệu quả. Hội nghị này là cơ hội để tiếp cận với công nghệ mới về than sạch trên thế giới, nhìn nhận xu hướng, cách thức và công nghệ phù hợp với Việt Nam.
| |
Than tổ ong thưởng được người dân nhóm bếp và đun tại vỉa hè lòng đường gây ô nhiễm môi trường |
Trước đây, ở Việt Nam việc đốt than để phát điện có rủi ro về thủy ngân rất thấp vì chủ yếu sử dụng than antraxit chứa ít thủy ngân. Vài năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu lớn cho các hoạt động công nghiệp và phát điện nên đã tăng khối lượng nhập khẩu than bitum có hàm lượng thủy ngân tương đối cao.
Theo các nghiên cứu quốc tế, hầu hết các nhà máy sử dụng than nhập khẩu mới vận hành, vẫn đang trong quá trình đo đếm, hiệu chỉnh nhưng quan trọng nhất vẫn là vấn đề thực thi về công nghệ. Các nhà máy nhiệt điện đang sử dụng công nghệ cận tới hạn đã lắp đặt hệ thống khử lưu huỳnh, bụi đạt hiệu quả cao.
Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao nên nhu cầu sử dụng năng lượng lớn trong khi hiệu quả sử dụng năng lượng chưa cao so với các nước trong khu vực. Bởi vậy, trong 10 năm tới Việt Nam nên áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thay đổi công nghệ để đảm bảo các khả năng đáp ứng về môi trường.
Các chuyên gia quốc tế cũng cho rằng, có nhiều công nghệ để giảm các các chất ô nhiễm từ hoạt động đốt than, đây là việc kiểm soát đa chất ô nhiễm nên giảm SOx, NOx, cũng có tác dụng giảm hàm lượng thủy ngân. Bởi vậy, các nước Đông Nam Á và châu Á cần kiểm soát thủy ngân bằng việc sử dụng than sạch để bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03