Giải tỏa áp lực “thừa thầy, thiếu thợ”

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, việc nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề là hết sức cần thiết. Thời gian qua, TP. Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề, giải tỏa áp lực “thừa thầy, thiếu thợ” và thiếu nguồn lao động chất lượng cao như hiện nay.
Cận thận với lớp dạy kỹ năng cấp tốc
Nhiều bất cập trong chiến lược phát triển dạy nghề
Góp phần nâng cao nguồn nhân lực

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, toàn thành phố hiện có hơn 7,3 triệu người, trong đó khoảng 4,4 triệu người ở trong độ tuổi lao động. Hằng năm, thành phố có gần 80.000 người bước vào tuổi lao động. Dự báo, giai đoạn 2015 - 2020, mỗi năm Hà Nội cần từ 130.000 đến 150.000 lao động và đến năm 2020, nhu cầu lao động cho toàn bộ nền kinh tế thành phố là hơn 4,5 triệu người. Nhưng trong thực tế hiện nay, Hà Nội lại là địa phương có tỉ lệ thất nghiệp cao trong cả nước. Nhu cầu về việc làm lớn, nhưng tỉ lệ lao động trẻ chưa qua đào tạo còn cao và việc định hướng nghề nghiệp chưa rõ, nên trong quá trình tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, cung ứng lao động đã gặp không ít khó khăn.

Giải tỏa áp lực “thừa thầy, thiếu thợ”
Đào tạo nghề cần gắn với nhu cầu của thị trường. Ảnh minh họa

Một hạn chế nữa là: Nhằm thỏa mãn “cơn khát vào đại học”, không ít học sinh hiện đi tìm những trường thấp điểm và chọn những ngành ít người học để dự thi mà không cần biết, nghề đó sau này có phù hợp với mình hay không. Điều này dẫn đến tình trạng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, làm mất cân đối giữa cung - cầu lao động. Ngoài ra, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tại nông thôn còn rất thấp. Trong khi đó, thành phố đang thiếu hụt lao động trình độ cao trong các ngành về kỹ thuật, cơ khí, điện, điện tử, cơ điện, công nhân trong các ngành sản xuất các sản phẩm từ hóa chất, cao-su, nhựa... nhưng nhiều lao động đã qua đào tạo nói chung, qua đào tạo nghề nói riêng, lại không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của DN. Đó là chưa kể phần lớn lao động, không đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, tính kỷ luật, kiến thức về pháp luật lao động...

Theo Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Khuất Văn Thành, tuy tỉ lệ lao động qua đào tạo năm qua đạt 53,11% (trong đó lao động qua đào tạo nghề là 38,45%) nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn thực sự chuyển biến. Để đáp ứng mục tiêu có ít nhất 70% số lao động đang làm việc đã qua đào tạo, trong 5 năm tới, đòi hỏi phải có kế hoạch triển khai cụ thể.

Được biết, TP. Hà Nội hiện có 321 đơn vị, cơ sở dạy nghề. Trong đó, có 9 trường dạy nghề công lập trực thuộc, ba trường cao đẳng nghề, sáu trường trung cấp nghề trực thuộc Sở LĐ-TB&XH. Mỗi năm, các cơ sở này đã đào tạo nghề cho 150.812 lượt người. Các trường dạy nghề công lập của thành phố hiện đào tạo 37 nghề thuộc tám nhóm nghề và đến năm 2020 dự kiến đào tạo 44 nghề.

Thời gian tới, thành phố sẽ đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề, đào tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường, tránh dàn trải tràn lan.

Theo đó, để triển khai hiệu quả, thành phố sẽ hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối thông tin cung - cầu của thị trường lao động để phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề. Mở rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín. Gắn đào tạo nghề với sử dụng lao động theo yêu cầu thực tiễn sản xuất - kinh doanh, đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các chính sách để khuyến khích, thu hút người học nghề bằng các chính sách như: Vay vốn học nghề; giảm, miễn học phí cho con em gia đình chính sách, hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ, đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật...

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động