Cận thận với lớp dạy kỹ năng cấp tốc
Nhiều bất cập trong chiến lược phát triển dạy nghề | |
Cử nhân dinh dưỡng và cánh cửa nghề nghiệp | |
90% sinh viên ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng |
Học cấp tốc, giá sinh viên
Bằng cấp là yếu tố quan trọng, nhưng chưa đủ để có được việc làm. Cuối tháng 10 vừa qua, Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đã công bố bản tin thị trường lao động quý II năm 2015. Theo đó, trong số hơn 1 triệu lao động thất nghiệp, số người có trình độ đại học trở lên khoảng 200.000 người - tăng 22.000 người so với quý I. Ngoài nhóm trình độ cao đẳng có tỉ lệ thất nghiệp giảm so với quý I, các nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật khác đều tăng. Đáng lo ngại là tỉ lệ này ở thanh niên thành thị lên tới 11,84%.
Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) - cho biết: Hầu hết các nhà quản lý và tuyển dụng đều than phiền lao động trẻ, đặc biệt là nhóm sinh viên mới ra trường, còn quá thiếu các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện… nên không đáp ứng được yêu cầu công việc, dù có bằng cấp rất tốt. Nhận thức được điều đó, nhiều trung tâm mở ra các dịch vụ đào tạo kỹ năng xin việc, kỹ năng trả lời phỏng vấn cho các đối tượng học sinh, sinh viên, thậm chí cả người đang đi làm, nhưng số lượng giảng viên và chuyên gia đáp ứng đủ điều kiện chuyên môn, kinh nghiệm sống để đứng lớp giảng dạy có hạn.
Ảnh minh họa |
Không tìm được việc làm, các bạn trẻ đổ xô đi học kỹ năng xin việc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã biến mình thành “gà” để các trung tâm ra sức “chặt chém”. Chỉ cần một cú “click” chuột, bạn có thể tìm thấy hàng loạt các khóa dạy kỹ năng xin việc ở các trang mạng với kinh phí từ 100-500.000 đồng cho 3- 4 giờ học/buổi, cả khóa chỉ có 2 buổi học. Theo sự quảng cáo “trải nghiệm thú vị, học phí sinh viên, thời gian học ngắn”, chị Vũ Hồng Hạnh (23 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) tìm đến một trung tâm ở phố Lạc Long Quân để học viết hồ sơ xin việc và kỹ năng trả lời phỏng vấn với học phí 500.000 đồng/khóa. Khóa học diễn ra 6 giờ với những nội dung vô thưởng, vô phạt, các mẩu chuyện khôi hài về cách tham gia phỏng vấn, cách thể hiện sự tự tin, năng lực của cá nhân… Chị Hạnh than thở: “Học xong chẳng có tác dụng gì, đúng là mất tiền, mua sự bực mình”.
Xóa “mù” kỹ năng từ nhận thức
Tìm việc là cả một quá trình gian nan. Do sinh viên mới ra trường thiếu kinh nghiệm, nên chưa có khả năng nhận biết được việc làm phù hợp với mình. Nhiều trường hợp đi tìm việc giản đơn như đi rải tờ rơi mà vẫn không vượt qua vòng phỏng vấn vì không nhận thức được thế mạnh bản thân, không thể chuyển giao kiến thức thành khả năng của mình. Bà Liễu chia sẻ, ngay tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, tôi cũng gặp nhiều lao động không viết nổi đơn xin việc chứ chưa nói đến kỹ năng phỏng vấn. Việc sinh viên ra trường trang bị thêm các kỹ năng mềm là rất cần thiết, nhưng để hình thành kỹ năng cần có thời gian và sự kiên trì thực hành. Các khóa đào tạo cấp tốc không thể đủ để hình thành nên kỹ năng. Do đó, khi tham gia các lớp này, học viên cần phải xác định đó chỉ là tập huấn, trải nghiệm mà không nên kỳ vọng sẽ có được ngay các kỹ năng.
Sinh viên cần phải loại bỏ suy nghĩ, học để làm thầy hay học để làm thợ, mà là học để làm việc, học và làm theo khả năng, sở thích của bản thân. Các sinh viên thường nghĩ rằng chỉ cần học tốt ở trường, có điểm cao thì ra trường sẽ xin được việc, nếu thiếu kỹ năng sau này doanh nghiệp sẽ đào tạo lại. Nhưng thực tế, kiến thức trong nhà trường chỉ sử dụng được một phần trong quá trình làm việc. Phần còn lại, các sinh viên phải tự trau dồi qua các hoạt động ngoại khóa, qua các kỳ thực tập tại doanh nghiệp, qua việc đi làm cộng tác viên hoặc đi học thêm những khóa đào tạo nghiệp vụ bên ngoài... chứ không thể bổ sung bằng vài buổi học kỹ năng xin việc.
Doanh nghiệp bao giờ cũng yêu cầu ở ứng viên thái độ, kỹ năng và trình độ chuyên môn. Nhà tuyển dụng có rất nhiều cách để kiểm tra thái độ của bạn. Tuy nhiên, phỏng vấn tuyển dụng chỉ là bước ban đầu. Nếu bạn vượt qua vòng phỏng vấn chỉ với những “mánh” học cấp tốc mà không có năng lực thì vẫn bị sa thải như thường. Do đó, hãy nghĩ đến việc nâng cao năng lực làm việc thay vì cố “lừa” nhà phỏng vấn về khả năng của bản thân.
An Nhiên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37
“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM
Việc làm 05/10/2024 17:07
Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu
Việc làm 03/10/2024 15:42