"Giai điệu tự hào tháng 7" mang chủ đề "Như những huyền thoại"
"Giai điệu tự hào" vẫn có tên trong bảng đề cử giải Cống hiến 2015 dù xin rút | |
Quốc Trung chia tay ghế Giám đốc âm nhạc ‘Giai điệu tự hào' |
Chương trình thể hiện 7 ca khúc đã đi cùng năm tháng như “Vết chân tròn trên cát”, “Bế Văn Đàn sống mãi”, “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”, “Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương”, “Cỏ non Thành Cổ”. “Miền xa thẳm”, “Chuyện tình thảo nguyên”.
Các tiết mục biểu diễn trong chương trình |
Với ca khúc mở đầu “Vết chân tròn trên cát” do ca sĩ Vũ Thắng Lợi trình bày, nhạc sĩ Trần Tiến vừa là tác giả chia sẻ rằng, hình ảnh người cựu chiến binh – thầy giáo dạy nhạc với chiếc nạng gỗ in hình trên cát mỗi lần đi đến trường dạy nhạc cho các em thơ – đã ám ảnh ông một cách kỳ lạ để rồi bài hát “Vết chân tròn trên cát” ra đời.
Nhận xét về bản phối, nhạc sĩ An Hiếu thể hiện trong chương trình con trai cố nhạc sĩ An Thuyên không thích tiếng tiêu được đưa vào bài hát. Thay vào đó anh thích tiếng sáo trúc tạo cảm giác mênh mang hơn. Tuy nhiên, một lần nữa, nhạc sĩ cũng khen ngợi Vũ Thắng Lợi đã đẩy được cao trào cho bài hát và khó có ai làm được.
Tại màn biểu diễn thứ 2, bài hát “Bế Văn Đàn sống mãi” khán giả sẽ được gặp gỡ với cựu chiến binh Trương Xuân Bái ở xóm Thanh Tiến ((xã Thạch Môn, Hà Tĩnh), người đồng đội trực tiếp chôn cất anh hùng Bế Văn Đàn. Ông chính là người sát cánh chiến đấu duy nhất còn sống của anh hùng- LS Bế Văn Đàn trong trận Mường Bồn, Điện Biên.
Ca sĩ trẻ Thanh Thảo (Nhân tố bí ẩn) được tin tưởng giao nhiệm vụ thể hiện ca khúc “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”. Lần đầu tiên xuất hiện trong Giai điệu tự hào, nữ ca sĩ xinh đẹp đã thể hiện bài hát theo phong cách bán cổ điển với những đoạn vocal lên cao được đánh giá là khá khó. Hình ảnh nữ ca sĩ trong tà áo dài trắng, phía sau là những bông hoa đại đang rơi cũng tạo nên một điểm nhấn đáng nhớ trong chương trình "Giai điệu tự hào tháng 7".
Bài hát “Cỏ non Thành Cổ” được ca sĩ Đông Hùng thể hiện, tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ rằng bài hát này có tứ thơ cực kỳ đẹp, được thể hiện bởi hình tượng xanh tươi, cỏ non cho nên bài hát rất xứng đáng với một bản phối mới, tươi trẻ và mang phong cách thời đại.
Ca sĩ Đông Hùng đã thể hiện được sự ngậm ngùi, nghẹn ngào, và day dứt như một lời nhắc nhủ với tất cả mọi người đừng bao giờ quên sự hy sinh của những con người đã ngã xuống nơi này. Tuy nhiên, hội đồng bình luận cũng cho rằng cách xử lý bài hát cần mạnh mẽ hơn nữa để thể hiện hết sự khốc liệt của chiến tranh.
Vì chiến thanh, biết bao gia đình, biết bao đôi lứa phải sinh ly tử biệt. Họ vẫn mãi tìm nhau trong 1 miền xa thẳm mãi mãi không thể hội ngộ với một cái kết đoàn viên. Nhưng, vì tiếng gọi của núi sông, họ vẫn sẵn sàng dấn thân vào Miền xa thẳm ấy, đó là tinh thần xả thân tự nguyện, theo tiếng gọi con tim và tình yêu Tổ quốc.
Ca khúc “Miền xa thẳm” được sáng tác năm 2003 và lần đầu được ca sĩ Hồ Quỳnh Hương biểu diễn trong chương trình “Huyền thoại Trường Sơn” năm 2004 đã trở thành một trong những ca khúc hay nhất về đề tài này. Trong "Giai điệu tự hào tháng 7", “Miền xa thẳm” được ca sĩ Phạm Thu Hà thể hiện một cách xuất sắc với một bản phối mới đầy cảm xúc.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái – thành viên Hội đồng bình luận chia sẻ: “Đây là một phần dàn dựng rất là đẹp với hành kim của phương Đông vừa lộng lẫy về phương diện màu sắc lại vừa ánh lên niềm thương tiếc”. Nhạc sĩ An Hiếu lại đánh giá cao cách những nốt nhạc rất phiêu của Phạm Thu Hà.
Hội đồng bình luận của Giai điệu tự hào tháng 7 |
Ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh biểu diễn màn khép chương trình “Chuyện tình thảo nguyên”. Đây là một ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Tiến và được đông đảo người trẻ hát theo. Tuy nhiên, ít người biết rằng ca khúc viết về đề tài Thương binh liệt sỹ.
“Chuyện tình thảo nguyên” được nhạc sỹ Trần Tiến sáng tác dựa trên nguyễn câu chuyện tình cảm động giữa thương binh 1/4, Trịnh Quốc Đông và vợ, bà Nguyễn Thị Lộc, nguyên là bác sĩ ở quân y viện 103. Trong suốt những năm qua, bà sẵn sàng đối mặt với những thử thách khi gắn bó cả đời với 1 người chồng đã hy sinh 1 phần xương máu khi làm nhiệm vụ cách mạng.
Theo Linh Anh/ kinhtedothi.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40