Giải bài toán úng ngập tại Hà Nội: Không đơn giản!

Mặc dù hậu quả ngập úng của trận mưa đầu mùa hạ tại Hà Nội vào đêm 24 rạng sáng 25.5 trên địa bàn Hà Nội cho đến thời điểm này đã được giải quyết, thế nhưng không ít người  vẫn  rất lo lắng, thấp thỏm mỗi khi trời xuất hiện cơn giông. Áp lực đô thị với bài toán giải vấn nạn ngập úng không phải đơn giản.
giai bai toan ung ngap tai ha noi khong don gian Hà Nội cần rà soát lại hệ thống cống ngầm
giai bai toan ung ngap tai ha noi khong don gian Ừ nhỉ, được đấy!

Theo số liệu từ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, lượng mưa đêm 24 rạng sáng 25.5 đo được tại Vân Hồ 187,1mm; Cầu Giấy 277,8; Mễ Trì 235,5mm; Ngã Tư Sở 228,7mm; Xuân  Đỉnh 196,9mm; hồ Tây 168,5mm ; Lương Định Của 193,6mm; Trúc Bạch 206,9mm; Nam Từ Liêm 214,1mm; Thanh Liệt 252mm; Hoàng Quốc Việt 249mm và các nơi khác xấp xỉ 200mm. Mưa xảy ra trên diện rộng, tập trung tại khu vực phía Tây. 

giai bai toan ung ngap tai ha noi khong don gian
Trận mưa lớn vừa qua, tại khu vực nhà HH2 Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) Ban quản lý KĐT đã phải bắc cầu tạm cho người dân lưu thông.

Điều đáng nói là những điểm ngập trong khu vực nội thành nước rút nhanh, nhưng các điểm phía Tây nước rút chậm. Điều đáng nói là những khu vực vốn ngập sâu và thoát nước lâu trong trận mưa đầu mùa này, lại không nằm trong danh mục 16 điểm dự kiến, mà nằm nhiều ở vùng ngoại thành và ven nội đô.

Nguyên nhân được cho là do lượng mưa lớn đột biến vượt quá khả năng của hệ thống, cùng với ảnh hưởng của các công trình hạ tầng kỹ thuật đang thi công của dự án thoát nước, công trình xây dựng,… 

Trong khi đó, hệ thống thoát nước đô thị Hà Nội trải rộng trên địa bàn 12 quận với diện tích khoảng 230km2, gồm 3 lưu vực thoát nước chính, song chỉ có lưu vực sông Tô Lịch (nội thành cũ - 77,5km2) được đầu tư xây dựng và cải tạo đồng bộ, cải thiện thoát nước và VSMT. Lưu vực Tả Nhuệ (58km2) chưa được đầu tư đồng bộ, nên mùa mưa thường xảy ra úng ngập do mực nước sông Nhuệ dâng cao.

Trao đổi với LĐTĐ, ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Ban Quản lý dự án Thoát nước Hà Nội - cho biết, Dự án Thoát nước, cải thiện môi trường Hà Nội giai đoạn I và giai đoạn II nhằm mục tiêu chống úng ngập cho TP trong lưu vực sông Tô Lịch (phạm vi vành đai 2 trở vào trung tâm TP) khi có lượng mưa 310mm/2 ngày.

Dự án giai đoạn 1 đã hoàn thành năm 2005.  Dự án giai đoạn 2 gồm 16 gói thầu xây lắp, mua sắm thiết bị, thực hiện thi công từ năm 2008 và hiện đang khẩn trương thi công, hoàn thiện các hạng mục của các gói thầu cuối cùng số 4, 5,6,7, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6 năm nay.

“Các hạng mục của dự án cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng như hồ Bảy Mẫu, hồ Đống Đa, Hố Mẻ, Hào Nam, hồ Linh Đàm, trạm bơm Yên Sở, nhà máy xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu, các tuyến cống, mương,… đáp ứng được nhu cầu tiêu thoát nước của Thành phố, khi ngập vì lượng mưa lớn nước thoát nhanh.

Khu vực phía Tây Thành phố, nhất là khu vực các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm bị úng ngập sâu vì nằm ngoài phạm vi dự án Thoát nước” - ông Cường chia sẻ.

Theo ông Cường, để giải bài toán úng ngập cho Hà Nội thì cần triển khai đồng bộ hệ thống thoát nước, cần đầu tư xây dựng các trạm bơm ra sông Nhuệ, các hồ điều hòa, các tuyến kênh hoặc tuyến cống, mương để thoát nước.

Trong mấy năm trở lại đây, khu vực phía Tây Thành phố có tốc đô thị phát triển mạnh, các KĐT được xây dựng nhưng phần lớn vẫn nằm xen kẽ với đồng ruộng, nên việc thoát nước từ các dự án đô thị này phụ thuộc vào kênh mương của đồng ruộng.

Do đó, có thể dự án làm tốt hệ thống thoát nước trong KĐT, nhưng lại không biết tiêu thoát đi đâu, theo đường nào. Yếu tố này dẫn tới tình trạng, mưa đã dứt vài hôm nhưng nước  trong KĐT vẫn chưa tiêu thoát hết.

Ông Cường cho biết, hiện Ban Quản lý dự án Thoát nước đang xây dựng dự án Thoát nước lưu vực Tả Nhuệ để trình Thành phố trong năm nay. Tuy nhiên,  tìm được nguồn vốn thực hiện dự án này không dễ, vì cần lượng vốn rất lớn.

“Thành phố cũng đã giao cho Sở NNPTNT triển khai xây trạm bơm Liên Mạc với công suất 170m3/s và trạm bơm Yên Nghĩa ra sông Đáy công suất 120m3/s. Nếu 2 trạm bơm này được xây dựng thì việc úng ngập khu vực phía Tây sẽ được giải quyết nhanh hơn, song nguồn kinh phí đầu tư cho dự án có lẽ không đơn giản” - ông Cường nói.

Được biết, quy hoạch dự án thoát nước Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt năm 1995, đến năm 2013 được điều chỉnh lại đến năm 2030, tầm nhìn 2015. Theo đó, Hà Nội bao gồm 3 vùng tiêu thoát nước chính là vùng tiêu Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội với 2 quy hoạch thoát nước chính là: Quy hoạch thoát nước mưa và Quy hoạch thoát nước thải, xử lý nước thải.

Lý giải về việc khu vực các phố Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng - là khu vực nội đô bị ngập sâu trong nước và rút nước chậm trong trận mưa lớn vừa qua,  ông Cường cho rằng là do hỗ trợ  tiêu thoát nước cho khu vực Hà Đông, Mỹ Đình,… (từ sông Nhuệ), Công ty Thoát nước đã mở cửa đập Thanh Liệt.

“Nếu không phải hỗ trợ khu vực này thì đóng đập Thanh Liệt, khu vực Thái Hà, Thái Thịnh sẽ thoát nước rất nhanh. Vì thế, trước mắt, rất cần sự triển khai thực hiện sớm 2 trạm bơm phục vụ cho thoát tiêu nước từ sông Nhuệ: Trạm bơm Liên Mạc và trạm bơm Yên Nghĩa ra sông Đáy”- ông Cường nhận định.

Thương Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động