Gia tăng bệnh nhân ngộ độc rượu
Một bệnh nhân bị ngộ độc rượu được điều trị tại Trung tâm chống độc
Tử vong sau 3 ngày “thử” các loại rượu
Trung tâm chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai chiều 3-2 (tức mùng 3 Tết) cho biết nam thanh niên 32 tuổi ở huyện Thanh Trì, Hà Nội đã được gia đình xin về vào chiều mùng 4 Tết sau hơn 1 ngày điều trị tích cực nhưng không mang lại hiệu quả, sức khỏe ngày càng xấu đi.
Theo bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm chống độc, trước đó ngày 2-3 (chiều 3 Tết) nam thanh niên này đã được người thân đưa vào viện trong tình trạng say rượu, vật vã, kích thích, rối loạn tri giác, tổn thương não, huyết áp tụt sâu, toan chuyển hóa máu, tổn thương gan thận. Các bác sĩ đã cho bệnh nhân thở máy và lọc máu liên tục.
Theo người nhà bệnh nhân cho biết, từ ngày 30 Tết nam thanh niên này uống rất nhiều loại rượu, từ rượu tự nấu, rượu nhập khẩu đến các loại rượu ngâm, rượu thuốc… Đến ngày thứ 3 thì xuất hiện các biểu hiện nói trên nên người nhà vội vàng đưa đến bệnh viện.
Bác sĩ Chính cho biết dù chưa có kết quả xét nghiệm nồng độ methanol trong máu nhưng các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân này hoàn toàn giống với người bị ngộ độc cồn công nghiệp. Đây là 1 trong số 5 trường hợp ngộ độc rượu phải nhập viện cấp cứu và điều trị trong 4 ngày Tết nguyên đán vừa qua. Những trường hợp còn lại sau khi được điều trị, sức khỏe đã ổn định và được xuất viện.
Ngộ độc rượu tăng trong “tháng ăn chơi”
Theo TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, trong vòng 1 tháng qua Trung tâm đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhân ngộ độc rượu. Đáng nói là hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán tỉ lệ bệnh nhân ngộ độc rượu gia tăng đáng kể, trong đó nhiều trường hợp phải điều trị kéo dài. “Có thể tới đây số ca ngộ độ rượu sẽ còn tăng mạnh do “tháng Giêng là tháng ăn chơi” và đây là thời điểm các doanh nghiệp, công ty, cơ quan hoặc bạn bè tụ tập liên hoan”, TS Duệ lo ngại.
Cũng theo TS Duệ, số ca ngộ độc rượu tăng lên là do người dân uống quá nhiều rượu, đặc biệt là rượu không có nguồn gốc rõ ràng hoặc rượu được pha bằng cồn công nghiệp. Tuy vậy nhiều người chủ quan cho rằng say rượu không nguy hiểm.
Thực tế say rượu chính là ngộ độc rượu và tùy mức độ khác nhau ngộ độc rượu có thể gây nguy hại cho sức khỏe thậm chỉ tử vong. Giới chuyên môn cảnh báo say rượu không đơn giản như nhiều người nghĩ, uống say, mệt chỉ 1-2 ngày là hết, sức khỏe sẽ trở lại bình thường. Nhưng nhiều trường hợp ngộ độc rượu đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như suy gan, suy thận, tiêu cơ vân, thậm chí tử vong.
“Thậm chí có những bệnh nhân nồng độ cồn công nghiệp trong máu tại thời điểm nhập viện không cao nhưng sau đó lại nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, suy đa tạng. Nguyên nhân do methanol đã chuyển chuyển hóa thành axit, xâm nhập vào gan thận. Với những trường hợp này nguy cơ tử vong rất cao, còn nếu cứu sống thì cũng để lại nhiều di chứng như mù, suy thận”- bác sĩ Chính cảnh báo.
Uống rượu trong dịp lễ, tết, trong những cuộc vui là phong tục truyền thống rất khó cấm được, nhất là trong “tháng ăn chơi”. Để phòng ngộ độc rượu, các bác sĩ Trung tâm chống độc khuyến cáo, khi uống nên chọn loại rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Từng cơ địa của mỗi người mà có những ngưỡng khác nhau, tuy nhiên, người có sức khỏe bình thường, ít uống rượu cũng không nên uống quá 30ml rượu mạnh (loại 40độ)/ngày và nếu uống bia không nên quá 700ml/ngày. Với rượu vang cũng chỉ nên sử dụng 1- 2 ly rượu/ngày. Để phòng tránh ngộ độc rượu, khi uống rượu phải ăn cơm và các thức ăn khác, tránh để bụng đói, gặp lạnh vì dễ bị cảm lạnh, nguy hiểm đến tính mạng.
Nên đưa người bị say rượu đến các cơ sở y tế nếu có các biểu hiện lơ mơ, vật vã
Theo TS Duệ, khi có người thân say rượu, cần đưa người đó vào chỗ kín gió nghỉ ngơi, tránh để bị kích động. Sau đó người nhà phải có sự theo dõi đề phòng người đó hôn mê sâu.
Trong trường hợp người uống rượu rơi vào tình trạng lẫn lộn, gọi không thưa, nói không ra tiếng, thở khò khè, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn và đau bụng; có biểu hiện co giật, thở không đều, chân tay co quắp… cần đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu, tránh xảy ra biến chứng hạ đường huyết làm mất não khiến bệnh nhân tử vong hoặc mất trí nhớ, liệt; hạ kali (do nôn quá nhiều) gây ngưng tim.
Nguồn NLĐ
Nên xem
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38