Ghi nhận ở một quận trung tâm
Bác sĩ Trịnh Thanh Thủy - Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) quận Đống Đa cho biết, việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đã được TTYT quận thực hiện ngay từ đầu năm với mục tiêu khống chế, đẩy lùi sốt xuất huyết (SXH) không lan rộng ra cộng đồng. Tính từ đầu năm đến hết tháng 8.2016, toàn quận Đống Đa ghi nhận 58 ca bệnh rải rác tại 18/21 phường, xác định 20 ổ dịch tại 11 phường. Số ca bệnh tăng 1,16 lần và ổ dịch tăng 1,43 lần so với cùng kỳ năm 2015 (50 ca bệnh/14 ổ dịch). Các phường có số ca mắc cao là Láng Thượng, Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Phương Liệt, Trung Liệt, Thịnh Quang và hiện các ổ dịch SXH đã được khống chế hoàn toàn.
TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh SXH tại quận Đống Đa. |
TTYT đã phối hợp với Phòng Y tế quận Đống Đa tham mưu cho UBND quận ban hành các quyết định, văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh SXH và dịch bệnh do vi rút Zika. Theo đó, 21 phường đã kiện toàn đội vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh với các thành viên được huy động từ 21 trạm y tế được TTYT Dự phòng Hà Nội trực tiếp tập huấn, đào tạo. Bên cạnh đó, TTYT quận đã kiện toàn 1 đội cấp cứu cơ động, 2 đội phòng, chống dịch cơ động với đủ thành phần nhân lực và máy móc, hóa chất, thuốc men, trang bị bảo hộ sẵn sàng cơ động khi có dịch.
Cùng với đó, TTYT quận cũng đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là các cấp chính quyền để triển khai công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh SXH. Trong các tháng 4, 5 và 6, quận đã tổ chức 23 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy đợt I tại 21/21 phường; tổ chức 7 chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại 7 phường trọng điểm với sự tham gia hiệu quả của mạng lưới cán bộ tổ dân phố, công an, dân phòng, tự quản, thanh niên xung kích, cộng tác viên… Nhờ vậy, tỷ lệ các hộ gia đình tham gia vệ sinh môi trường diệt bọ gậy đạt trên 95,8%; tỷ lệ các hộ gia đình tham gia phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành diện rộng đạt trên 79%.
Bà Lê Thị Trang (phường Hàng Bột, quận Đống Đa) chia sẻ: “Cán bộ y tế phường thường xuyên đến nhà tuyên truyền, phát tờ rơi hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH. Tôi đã áp dụng các biện pháp đó trong gia đình mình như thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhắc nhở con cháu trong nhà ngủ phải mắc màn, mặc áo dài tay, thường xuyên xúc rửa lọ hoa, chậu cảnh chứa nước không cho muỗi vào đẻ trứng, nên nhà hầu như không có muỗi”. Bên cạnh những hoạt động trên, quận Đống Đa đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe bằng nhiều hình thức như phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh của các phường, truyền thông lưu động, nói chuyện tại cộng đồng, phát tờ rơi tại hộ gia đình…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được theo bác sỹ Trịnh Thanh Thủy, vẫn còn một số khó khăn vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Cụ thể, trên địa bàn quận, người dân đến làm ăn, sinh sống đông nên khó kiểm soát, công nhân, sinh viên ăn ở tạm bợ khi mắc bệnh lại về quê chữa trị gây khó khăn trong việc phát hiện sớm nguồn lây; một số công trường, khu vực giải tỏa bị bỏ hoang thiếu người quản lý, kiểm tra; nhiều khu buôn bán phế liệu, thuê trọ xuống cấp, chật chội, ẩm thấp; nhiều nhà bỏ hoang, vắng chủ, nhiều bể chứa nước bằng xi măng không có nắp đậy kín…
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh SXH, Zika thời gian tới, TTYT quận Đống Đa tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh SXH tại các cơ sở khám, chữa bệnh và cộng đồng để xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát và lan rộng. “Hiện tại, TTYT quận đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện Đa khoa Đống Đa và Trạm Y tế phường chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh SXH. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao ý thức tự phòng, chống SXH trong nhân dân như: dọn dẹp vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, đậy kín thùng chứa nước không cho muỗi vào đẻ trứng; thả cá diệt loăng quăng; cho trẻ mặc áo dài tay, ngủ mắc màn kể cả ban ngày… Đồng thời, thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế, khi người dân có các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, tránh bệnh nặng thêm”-bác sĩ Thủy cho biết.
Đánh giá về những kết quả đã đạt được của Trung tâm Y tế quận Đống Đa, TS. Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, trong thời gian qua, TTYT quận đã làm tốt công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Tuy nhiên, để những hoạt động đó thực sự đi vào chiều sâu và mang tính thường niên, phải tiếp tục chủ động diệt loăng quăng, diệt muỗi tại cộng đồng; tăng cường giám sát các ổ dịch cũ, theo dõi tình hình diễn biến côn trùng gây bệnh SXH, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh, chống dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Ngoài ra, công tác tuyên truyền cần được chú trọng hơn nữa, nâng cao vai trò và trách nhiệm của người dân trong phòng, chống dịch bệnh.
Đức Vân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39