Gắp mảnh xương bị hóc trong phế quản suốt 2 năm
Đó là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Luyện ( 51 tuổi, An Thạch, Kiến Thiết, Tiên Lãng, Hải Phòng) đến viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng trong tình trạng nguy kịch. Người nhà bà Luyện cho biết, cách đây 2 năm,trong lần húp canh bà bị sặc, ho nhiều, khó thở.
Tuy nhiên, các biểu hiện này sau đó không còn nên người nhà cho rằng bà chỉ bị sặc nước. Sau một thời gian, bà Luyện cảm thấy tức ngực, ho, khạc đờm có mủ. Bà Liên đã đi khám nhiều nơi với chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp. Lạ là, càng uống thuốc bệnh tình của bà Luyện càng thêm nặng.
57585
Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng bà Luyện được nội soi phế quản thấy hình ảnh phế quản gốc phải tắc hoàn toàn do dị vật, bề mặt dị vật phủ giả mạc trắng, tổ chức phía sát trên dị vật bị viêm xung huyết phủ gần kín, nhiều mủ ở dưới trào lên. Sau rất nhiều nỗ lực, các bác sĩ đã lấy ra được mảnh xương kích thước 2,3 x 1,5cm với khá nhiều góc cạnh.
Một trường hợp khác cũng được các bác sĩ tại bệnh viện này cấp cứu thành công. Vào lúc 2h30 phút ngày 19/1/2015 bệnh nhân Đỗ Thị L. ở Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng được người nhà đưa đến Bệnh viện trong tình trạng bệnh nhân bị tức ngực, khó thở. Trước đó, bệnh nhân đã được soi phế quản tại Bệnh viện Việt Tiệp nhưng không phát hiện ra dị vật.
Các bác sĩ BV Đa khoa Quốc tế Hải Phòng đã căn cứ vào lời kế của người nhà bệnh nhân khi ăn cơm trưa mọi người xung quanh nói đùa khiến chị cười sằng sặc. Bữa ăn hôm đó có tôm và rau. TS. BS Nguyễn Thanh Hồi đã tiến hành nội soi phế quản và phát hiện một con tôm với kích thước khá lớn nằm trong lòng phế quản của bệnh nhân. Ngay lập tức, “ thủ phạm” đã được các bác sĩ gắp ra.
“ Với dị vật này, nếu không được gắp ra kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp, nặng hơn có thể xuất hiện áp xe phổi” – TS Hồi nhấn mạnh.
Các bác sĩ cho biết, không chỉ trẻ mới bị hóc dị vật mà nhiều người lớn phải nội soi khí phế quản, thậm chí phẫu thuật lồng ngực để lấy dị vật ra. Theo đó, dị vật bị hóc thường theo 2 con đường: thực quản ( qua ăn uống) và khí, phế quẩn ( đường thở).
Khi dị vật được nuốt vào thực quản, nếu sắc nhọn hoặc có kích thước lớn sẽ mắc vào thực quản, cổ hoặc trong lồng ngực. Nếu không được lấy ra sớm, dị vật nhanh chóng gây loét ở nơi bị kẹt, rồi gây thủng thực quản, dịch và thức ăn trong thực quản thoát ra gây viêm trung thất. Người bệnh thường thấy đau ngực, nuốt khó, nuốt đau, thậm chí ói ra máu. Nặng hơn nữa, dị vật có thể đâm thủng cung động mạch chủ gây mất máu ồ ạt và tử vong nhanh chóng.
Khi dị vật vào đường thở do sặc hoặc hít do vô ý, nếu lớn có thể bít cả đường thở gây suy hô hấp, tử vong; nếu nhỏ hơn sẽ vào sâu trong khí quản và tùy theo kích thước hoặc hình dáng mà vào sâu tới phế quản gốc hoặc các phế quản thùy phổi, gây ho, khó thở khò khè giống hen suyễn hay viêm phế quản, để lâu có thể ho ra máu, gây viêm nhiễm hoặc ápxe quanh dị vật hoặc ở thùy phổi mà nó thông khí.
Để phòng ngừa các chuyên gia khuyến cáo, cần tập trung ăn uống khi ăn, không vừa ăn vừa cười, đùa, vừa ăn vừa làm hoặc khi ăn lại nghĩ đến chuyện khác.
H. Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38