Gập ghềnh phòng chống tác hại thuốc lá
Cái chết được báo trước
Nhân tuần lễ quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cho biết mỗi năm người Việt chi đến 22.000 tỉ đồng để mua thuốc lá. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm chúng ta phải chi thêm 23.000 tỉ đồng để chữa bệnh liên quan đến thuốc lá ( chỉ tính 5/25 bệnh có liên quan đến thuốc lá). Đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh, ảnh hưởng tài chính không nghiêm trọng bằng con số 40.000 người tử vong do thuốc lá/năm và tới đây có thể sẽ lên 70.000 người Việt tử vong/năm.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khói thuốc lá rất nguy hiểm cho sức khỏe. Trong khói thuốc lá có 7.000 chất hóa học, 69 chất gây ung thư, đặc biệt nicotine có trong thuốc lá có khả năng gây nghiện cho người hút. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác và tỉ lệ này cho thấy có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 87% trong số 177,000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền. 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng ngày và lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc lá càng sớm càng nguy hiểm. Đặc biệt, những người không hút thuốc mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút thuốc.
Đáng ngại là, chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết do ung thư phổi ở nam giới hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không hút thuốc, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. Trong khi rất nhiều phụ nữ tin rằng ung thư vú là nguyên chính gây tử vong ở nữ thì đến năm 1988 ung thư phổi lại cao hơn nhiều so với ung thư vú trong các trường hợp tử vong ở phụ nữ.
Cũng theo WHO, trên thế giới năm 2011 có khoảng 600 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Trong đó, thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh này, có 15% những người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm sàng và 80%-90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nghiện thuốc lá. Theo đó, hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này trở nên mạnh hơn. Đặc biệt những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng xấu hơn bởi ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và phơi nhiễm với các chất khói độc so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.
Nửa vời xử phạt hút thuốc nơi công cộng?
Mặc dù các phương tiện truyền thông, các nhà khoa học liên tục đưa ra những dẫn chứng về tác hại của thuốc lá, thậm chí tại nước ta đã ban hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá thậm chí có thêm cả nghị định hướng dẫn xử phạt vi phạm hút thuốc lá nơi công cộng tuy nhiên tình trạng hút thuốc lá dường như vẫn không thuyên giảm.
Bởi theo bà Phan Thị Hải, Phó chánh Văn phòng phòng chống tác hại thuốc lá ( Bộ Y tế) thì Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Theo đó, số người hút thuốc lá chỉ giảm 0,6% sau khi tăng thuế thuốc lá thêm 10% vào năm 2007- 2008, tuy nhiên tỷ lệ giảm hút thuốc lá chỉ trong ngắn hạn, sau đó lại tăng lên và tăng đều cho đến bây giờ. Thậm chí, sau một năm Luật phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực, thì mục tiêu giảm số nam giới hút thuốc xuống 39% (hiện là 47,4%) và giảm số thanh thiếu niên hút thuốc xuống 18% (hiện là 26%) vào năm 2020 đang tỏ ra rất xa vời vì các biện pháp hiện có chưa hiệu quả. Trong đó, đáng lưu ý nhất là việc xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng.
Là giám đốc tổ chức Heath Bridge Canada tại VN – tổ chức phi chính phủ nhằm vận động phòng chống tác hại thuốc lá, bà Phạm Thị Hoàng Anh không khỏi bức xúc khi tới một cơ quan ở quận Tây Hồ. Bởi, tại nơi này dù có treo các biển cấm hút thuốc, nhưng phòng làm việc vẫn nồng nặc mùi thuốc lá. Trao đổi về vấn đề này, ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), thừa nhận trong đợt thanh tra của Bộ Y tế tại năm tỉnh phía Bắc và ba tỉnh phía Nam gần đây, một thực trạng buồn là đoàn thanh tra chưa phạt được ai, chủ yếu mới nhắc nhở dù phát hiện hút thuốc lá tại địa điểm bị cấm khá nhiều. “ Hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ, chặt chẽ trong đó quy định rõ “ phạt ai, ai phạt”. Cụ thể, theo nghị định hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính với hành vi hút thuốc tại địa điểm bị cấm, cá nhân hút thuốc lá tại nơi bị cấm có thể bị xử phạt tới 300.000 đồng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức không triển khai quy định cấm hút thuốc tại địa điểm bị cấm cũng sẽ bị phạt. Thế nhưng, do bản thân mỗi cá nhân chưa ý thức được tác hại thuốc lá, bản thân người đứng đầu… cũng nghiện thuốc, hoặc không nghiện thì … nể nang khiến việc xử phạt thành nửa vời” – một chuyên gia chia sẻ.
Chưa kể, theo các chuyên gia phân tích, tại Việt Nam do thuế thuốc lá thấp, nên giá các sản phẩm thuốc lá rất rẻ đã tạo điều kiện để thanh thiếu niên dễ tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá và nhanh chóng trở thành người nghiện thuốc lá. Chính vì thế, mới đây Bộ Y tế đã đề xuất tăng thuế các sản phẩm thuốc lá đủ mạnh để giảm sức mua thuốc lá của người dân. Việc làm này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuốc lá nên để thực hiện được cần có sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các bên liên quan. Có như thế, việc phòng chống tác hại thuốc lá mới không phải công việc chỉ của riêng ngành Y tế.
H. Phong
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00