EVN Hà Nội khuyến cáo cách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả
EVN Hà Nội: Khuyến cáo khách hàng sử dụng điện tiết kiệm trong mùa nắng nóng | |
EVN Hà Nội: Đảm bảo ATVSLĐ - PCCN năm 2018 | |
EVN Hà Nội phát động Tháng An toàn vệ sinh lao động |
Có thể thấy, không quá khó để chúng ta phát hiện ra những lỗ hổng không khí rò rỉ trong nhà. Tuy nhiên, nếu coi thường chúng có thể gây hao tổn điện năng, hiệu quả của các thiết bị làm mát, làm ẩm trong thời gian dài. Các đồ điện có thông số ghi công suất tiêu thụ năng lượng riêng, tuy nhiên, khi không sử dụng mà vẫn cắm vào nguồn, chúng sẽ âm thầm tiêu tốn điện năng khiến gia đình bạn phải trả thêm một khoản tiền “vô nghĩa” cho hóa đơn tiền điện hàng tháng.
Dù không được cắm vào điện thoại nhưng bộ sạc vẫn kết nối với nguồn điện |
Bộ sạc điện thoại: Dù không được cắm vào điện thoại nhưng khi bộ sạc vẫn kết nối với nguồn điện, nó sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng. Tuy lượng điện năng tiêu thụ không đáng kể khoảng 1,2W nhưng nếu cứ cắm liên tục thì chúng cũng là nguyên nhân làm tăng giá hóa đơn tiền điện hàng tháng của khách hàng.
Tivi: Nhiều người thường có thói quen tắt tivi bằng điều khiển để tiết kiệm thời gian, tuy nhiên, thiết bị sẽ được chuyển sang chế độ chờ và vẫn liên tục tiêu thụ một lượng điện không hề nhỏ. Qua các thí nghiệm, con số này có thể lên đến hơn 24W mỗi ngày, đặc biệt, năng lượng tiêu hao sẽ còn nhiều hơn đáng kể với các loại tivi được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và có kích thước lớn.
Máy tính: Máy tính để bàn và laptop sẽ vẫn hoạt động ngầm ngay cả khi bạn tắt chúng bằng lệnh “Turn off”. Trung bình, các thiết bị này sử dụng khoảng 96W mỗi ngày, tức là mỗi tháng, lượng tiêu thụ của gia đình sẽ bị đội lên khoảng ba số điện cho mỗi chiếc máy tính trong nhà. Ngoài ra, con số này sẽ còn cao gấp 1,5 lần nếu bạn có thói quen để máy ở chề độ chờ “Standby”.
Máy tính và laptop vẫn hoạt động ngầm ngay cả khi bạn tắt bằng lệnh "Tủn off" |
Các thiết bị điện thông minh: Đứng đầu trong danh sách tiêu hao điện năng trong gia đình chính là những thiết bị có màn hình hiển thị giờ vốn được tích hợp trong rất nhiều món đồ gia dụng thế hệ mới như: Máy giặt, lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, nồi cơm điện…Những màn hình hiển thị này lại sử dụng đến 108W điện trong 24h bởi ngoài chức năng hiển thị nó còn giữ một sự kết nối đến toàn bộ hệ thống của thiết bị.
Bộ phát wifi: Với sự phát triển của công nghệ, bộ phát sóng wifi đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong các gia đình, đa số hộ dân sử dụng wifi thường bật 24/24 nhưng ít ai quan tâm đến việc tiêu tốn điện năng của thiết bị này thế nào. Một bộ phát sóng wifi tiêu tốn từ 2W – 20W, lấy công suất tiêu thụ trung bình là 6W, như vậy nếu bật cả ngày trong một năm, thiết bị này sẽ tiêu thụ khoảng 368kWh nhân với giá điện trung bình trong nước là 1.549 đồng/kWh thì bạn cần trả hơn 570.000 đồng tiền điện.
Đánh giá về việc tiêu thụ điện năng của các vật dụng trong gia đình, theo Tiến sĩ Trần Văn Thịnh, Viện Điện trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, việc thiết bị vẫn đang ngốn điện như vậy là do bộ phận biến áp bên trong vẫn còn hoạt động. Biến áp hoạt động sẽ tiêu thụ một lượng điện nhất định. Hiện tượng này được gọi là công suất không tải, công suất này chiếm khoảng 5 – 10% công suất tiêu hao điện của thiết bị. Điều này vô tình làm tăng tiền điện, cũng như tác động xấu tới môi trường.
Các thiết bị có màn hình hiển thị giờ đứng đầu trong danh sách các thiết bị tiêu hao điện năng trong gia đình |
Khi khách hàng sử dụng điện chi ra một khoản tiền điện hàng tháng để sử dụng, vận hành cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình thì không ai muốn tiết kiệm quá nhiều vì điều này sẽ làm thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của người sử dụng và gây cảm giác không thoải mái. Vì vậy, mỗi khách hàng sử dụng điện nên đổi thói quen sử dụng điện trong nhà một cách hợp lý để phù hợp với nhu cầu sử dụng và mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng điện.
Để giảm thiểu việc tiêu hao điện năng một cách không đáng có, EVN Hà Nội khuyến cáo khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả bằng việc hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện vào giờ cao điểm từ 11h – 14h và từ 18h – 23h hàng ngày. Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa cần lưu ý để ở chế độ tối ưu, chỉ nên đặt ở mức 26 độ trở lên, như vậy sẽ đảm bảo tiết kiệm điện tiêu thụ, hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến cho khách hàng, mặt khác sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ, gây sự cố gián đoạn cung cấp điện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52
Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm
Tiêu dùng 10/12/2024 12:24
Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội
Tiêu dùng 06/12/2024 17:36
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024
Tiêu dùng 04/12/2024 16:14
Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?
Tiêu dùng 04/12/2024 16:02
Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Cơ hội mua sắm đậm chất Tết cổ truyền
Tiêu dùng 01/12/2024 07:00