Đừng lãng phí thời gian của con trẻ

LĐTĐ - 'Con thích được học như thế. Mẹ cứ bắt con phải thế này, thế kia. Làm sao lúc nào cũng đáp ứng được hết yêu cầu của mẹ'.

1. Chuyện xin đi học thêm

Mẹ tôi là giáo viên. Từ những năm tôi còn đi học cho đến nay khi tôi đã hơn 30 tuổi và mẹ đã về hưu, tôi vẫn thấy nhiều phụ huynh đưa con đến xin học thêm ở nhà mẹ. Nói là xin học thêm vì nhiều người tha thiết quá. Tha thiết kiểu như mấy cô hàng xóm gần nhà tôi hơn 20 năm trước cứ bảo: "Bác không dạy cháu thì sau cháu làm đầu trộm đuôi cướp cháu sẽ ăn trộm nhà bác đầu tiên". Hoặc tha thiết như kiểu khi tôi sinh em bé, mẹ tôi đến chăm tôi, các bậc phụ huynh còn vào tận đầu giường tôi nài nỉ mẹ: "Bác không dạy cháu thì cháu gay lắm, coi như đời cháu hỏng bác ạ". 

Xin học thêm ở đây là xin học một kèm một, tức là mẹ tôi dạy cho một cháu. Mẹ tôi không chỉ dạy chuyên môn mà còn đảm nhận luôn việc dạy đạo đức, hướng dẫn cách tự học vì hầu như các phụ huynh không nói được để con tự giác học. Phụ huynh hầu hết là người quen, hàng xóm, đồng nghiệp cơ quan bố, toàn những người quen biết thuộc diện khó từ chối.

Tôi còn nhớ 20 năm trước mẹ tôi cứ như là một cô trông trẻ vì phải ngồi dậy học cho một anh cá biệt không ai trị được. Mẹ bảo dậy cho có ý thức là chính thôi chứ anh không ngồi yên được 30 phút, và người thì nồng nặc mùi thuốc lá, phải nhai kẹo để cai thuốc. 20 năm sau bọn trẻ con đến học nhà tôi cũng không thấy khá hơn, cộng trừ nhân chia cơ bản không biết và thấy mẹ tôi toàn phải dậy lại từ ý thức học và tầm quan trọng vì sao phải học.

kid35-3645-1392694105.jpg

Tôi thường khuyên cháu nên tự học theo nhiều cách khác nhau. Ảnh minh họa: InImages. 

Trước kỳ thi đại học, người ta lại đưa con đến nhà tôi, ngoài việc xin "bác kiểm tra kiến thức của cháu" thì hay hỏi một câu "Bác cho lời khuyên cháu nên thi vào trường nào vì tôi định cho cháu thi vào trường A do ông chú nó có thể lo được đầu ra".

Tôi thi thoảng cũng bị dí làm giáo viên bất đắc dĩ cho cháu tôi năm nay học lớp 8. Tôi thường khuyên cháu nên tự học theo cách này cách nọ, cháu bảo cháu không có thời gian vì còn phải học thêm ở trường của cô môn này môn kia, không đi học thêm cô không cho điểm cao. Tôi bảo mẹ cháu không cần chiều lòng tất cả các cô, để cháu tự học những thứ cháu thích và cần thiết, chứ một tuần đi học thêm quá nhiều ngoài giờ học ở trường thì lấy đâu ra thời gian mà tự nghiền ngẫm. Mẹ cháu lắc đầu: "Không được, không được, bây giờ ai chả cần phải lên lớp, ai chả cần phải vào đại học, làm sao trái lời các cô được. Giải toán không đúng cách của cô còn bị điểm kém nữa là".

Thế là bọn trẻ con hàng ngày vẫn phải cắp sách đều đi học giờ chính quy, cắp sách đều đi học thêm ở trường dù bản thân và cha mẹ không thích nhưng phải làm vừa lòng cô, và thêm việc gửi gắm đến nhà ai đó tin cậy học một kèm một (mà chưa chắc bọn trẻ con đã thích hay không).

2. Phụ huynh có thật sự hiểu và tôn trọng con

Trở lại câu chuyện của một số phụ huynh mà tôi kể bên trên, cần phải nói đến trước tiên là thái độ sốt sắng và lo lắng của họ trước tình hình học tập của con. Cái đích thi đỗ đại học hoặc thi vào cấp 3 luôn là "cái án" treo lơ lửng trước mặt chúng.

Đa số họ đều phàn nàn rằng chúng lười học, nói không nghe lời. Thậm chí chị họ tôi không ngớt lời chê trách con trước mặt tôi. Cháu tôi thì tỏ thái độ phản ứng ngay: "Sao mẹ cứ nói con thế thật là khó chịu. Sao mẹ không để con được thoải mái như cách dì dạy con. Con thích được học như thế. Mẹ cứ bắt con phải thế này phải thế kia. Làm sao lúc nào cũng đáp ứng được hết yêu cầu của mẹ". 

kid33-7454-1392694105.jpg

Việc học như là một sự ép buộc và đôi khi còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con trẻ khi một mình chúng phải chịu bao nhiêu áp lực.  Ảnh minh họa: InImages.

Đấy là cháu tôi còn phản ứng được. Những đứa trẻ khác khi đến nhà tôi thì cúi gằm mặt xuống im lặng nghe bố mẹ chúng phàn nàn với mẹ tôi. Có cô còn tâm sự rằng cháu về nhà là đóng sập cửa bên trong, chẳng biết làm gì, chẳng biết đang nghĩ gì, nhờ bác hỏi han rồi khuyên bảo dùm. Có chú khác thì đến nhà tôi khoe với giọng tự hào lắm, rằng cháu nhà tôi chỉ cần lườm mắt một cái là sợ, chui ngay vào phòng học, nhưng cứ không ở nhà thì mẹ nó không nói được.

Tất cả chỉ nói lên một điều: bố mẹ không hiểu con, không gần gũi tâm sự với con, thì làm sao khuyên bảo hoặc truyền cảm hứng cho con đam mê với công việc học tập. Từ những câu nói gửi gắm xin học cho con, đến việc chọn trường nào cho con, tôi tự hỏi liệu các phụ huynh có khi nào hỏi ý kiến và lắng nghe những nguyện vọng của con trẻ. Khi mẹ tôi chia sẻ, phải hỏi cháu xem cháu thích gì, phải hỏi cháu xem cháu có thích học không, thì phụ huynh đã nói luôn, trình độ của cháu chỉ đến thế thôi bác ạ. Các cháu đến nhà tôi với bố mẹ, từ đầu đến cuối ngồi im thin thít hoặc nói năng chỉ dám lí nhí.

Thế là thành cái vòng luẩn quẩn, con chán nản, không tha thiết với học hành còn cha mẹ thì sốt sắng hơn cả con. Việc học như là một sự ép buộc và đôi khi còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con trẻ khi một mình chúng phải chịu bao nhiêu là áp lực từ trường học, trung tâm học thêm, cha mẹ và những địa chỉ một kèm một được cho là đáng tin cậy.

3. Đừng lãng phí thời gian của con trẻ

Tự học, tự nghiên cứu, tự nghiền ngẫm, là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Không những giúp cho các học sinh có khả năng tự tiếp thu kiến thức mới mà còn rèn luyện được đức tính tự giải quyết các vấn đề, các bài toán khó cho cuộc sống sau này. Học là một quá trình tích lũy theo thời gian, kể cả sau này khi không còn ngồi trên ghế nhà trường hay không còn học đại học, người ta vẫn liên tục cần phải bổ sung cho mình rất nhiều kiến thức không chỉ từ sách vở, internet, mà còn thông qua việc quan sát cuộc sống, làm việc thực hành và những va chạm khác trong cuộc đời.

kid30-3894-1392694105.jpg

Học tập một cách khoa học là trẻ phải tự nghiên cứu trước bài ở nhà, tự đặt các câu hỏi, tự có cách giải quyết các vấn đề của mình trước.  Ảnh minh họa: InImages. 

Nếu ngay từ nhỏ trẻ con không được rèn luyện khả năng tự học, sẽ trở thành vô cùng bị động như những đứa trẻ mà tôi được biết qua câu chuyện kể trên. Nếu ngay từ nhỏ, cha mẹ không dành nhiều thời gian để thấu hiểu con, sẽ khó biết được con thực sự thích gì để định hướng và truyền cảm hứng cho con. Khi quan tâm đến con thì thường là quá muộn. Quá muộn không phải việc kiến thức chúng bị hổng khó bù đắp, mà quá muộn là khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đã xa lắm rồi, không chia sẻ được.

Ngoài việc kiến thức bị hổng, trẻ phải đối mặt với những áp lực nhiều phía, đặc biệt là những trì trích của cha mẹ, việc học hành không còn là hứng thú, nên không thể tiếp thu. Từ đó đam mê, sáng tạo tìm tòi phát huy những khả năng tiềm ẩn là hoàn toàn không thể.

Học tập một cách khoa học là trẻ phải tự nghiên cứu trước bài ở nhà, tự đặt các câu hỏi, tự có cách giải quyết các vấn đề của mình trước, và thầy cô là người hướng dẫn trẻ nên tìm câu trả lời trong những tài liệu nào, hoặc đưa ra các gợi ý về việc giải quyết vấn đề. Học ngoại ngữ thì càng cần phải tự học rất nhiều ở nhà và đến trường chỉ là tương tác và giao tiếp. Thời gian học với người hướng dẫn và thời gian tự học phải có sự cân bằng. Chỉ cần trẻ có khả năng và ý thức tự học, thì thời gian học với người hướng dẫn vô cùng lý thú và hiệu quả.

Hiện tượng học thêm ở trường tràn lan và kém hiệu quả nhưng bao nhiêu năm qua chưa thấy sự đổi thay đáng kể của ngành giáo dục. Vì thế, trước khi hệ thống giáo dục cồng kềnh đang hô hào đổi thay, các bậc phụ huynh phải tự đổi thay mình trước. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho con, hiểu tâm tư nguyện vọng của con, truyền cảm hứng cho con hoặc tìm những người đáng tin cậy để hướng dẫn cho con. Đừng lãng phí thời gian của con trẻ cho những điều mà chính chúng ta cũng cảm thấy nó thật sự vô bổ.

kid31-9485-1392694105.jpg

Hãy giúp con hiểu hơn về bản thân, biết sớm đam mê của mình và tự tìm tòi để chạm đến ước mơ của chúng.  Ảnh minh họa: InImages.

Hãy cho trẻ nhiều thời gian để nghiên cứu, làm thử một điều gì đó, sáng tạo và say mê với nó. Tình trạng chung của nhiều trẻ cho đến khi trưởng thành thường không biết mình muốn gì, thích gì, nên làm gì bởi từ nhỏ chúng không được và không có thời gian để tự nghiền ngẫm một cái gì đó cho thật sâu sắc. Tiếp xúc với nhiều sinh viên đại học, kể cả những em sắp ra trường, các em đều chia sẻ với tôi một điều rất chung là: "Em chán học quá, em không hiểu cứ phải học những điều giả tạo và không thích này để làm gì, em muốn sống một đời sống khác, nhưng lại ngại phải đảo lộn mọi thứ đã được sắp đặt và đang trôi". 

Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp đại học, ra ngoài cuộc đời, mới bắt đầu thực sự sống cuộc đời của chính mình, đầy bỡ ngỡ, va vấp và đau khổ cho sự lơ ngơ của chúng. Chúng muốn làm việc được hầu như phải tự học lại từ đầu hoặc các công ty phải đào tạo gần như từ đầu. Chúng đã phí hoài bao nhiêu năm cho việc làm hài lòng cha mẹ và thầy cô, phí hoài bao nhiêu năm để trả lời cho mình câu hỏi mình là ai, mình muốn gì và mình phải tự đứng lên bằng đôi chân của mình như thế nào?

Việc học kiến thức là vô cùng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn, trẻ phải được học cách tự tìm ra những điều chúng thích, đam mê với nó, tự tìm tòi, tự tìm những giải pháp và tìm đến con đường chạm tới ước mơ của mình. Đó mới là cái đích của việc học. Thế nên cha mẹ ngoài việc hướng dẫn cho con những phương pháp tự học và nghiên cứu, cần có những giải pháp cân bằng với việc học ở trường và việc học thêm, tránh làm lãng phí những tháng năm tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của con trẻ. Hãy giúp con hiểu hơn về bản thân, biết sớm đam mê của mình và tự tìm tòi để chạm đến ước mơ của chúng.

Theo ngoisao.net

Nên xem

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm đã tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”.
Arsenal sẽ tung ra đội hình nào để đá bại Bournemouth đêm nay?

Arsenal sẽ tung ra đội hình nào để đá bại Bournemouth đêm nay?

(LĐTĐ) Dự đoán đội hình, tỉ số trận đấu giữa Arsenal và Bournemouth tại vòng 36 Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra lúc 18h30 ngày 4/5 (theo giờ Việt Nam) rất khó đoán. Bởi mỗi trận đấu còn lại của mùa giải đều là những trận chung kết với Arsenal và HLV Mikel Arteta, chắc chắn phải tính toán rất kỹ đội hình ra sân.
Chào ngày đôi 5/5, Vietjet tung hàng triệu vé bay giảm đến 55%

Chào ngày đôi 5/5, Vietjet tung hàng triệu vé bay giảm đến 55%

(LĐTĐ) Hàng triệu vé máy bay giảm 55% (Chưa bao gồm thuế, phí) đang chờ đón bạn duy nhất ngày 5/5 tại website www.vietjetair.com và ứng dụng điện thoại Vietjet Air. Siêu ưu đãi trong tầm tay, Vietjet thôi!
Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), tính đến 6 giờ hôm nay, số ca nhập viện điều trị đã có 529 ca, tăng hơn so với các ngày trước.
Khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”

Khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”

(LĐTĐ) Tối 3/5, tại Hãng Phim tài liệu và khoa học trung ương (Hà Nội), bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Tin khác

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake - công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đoạn video giả mạo, là mối đe dọa lớn với người dùng trên không gian mạng. Gần đây, tội phạm mạng thường xuyên sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn tiền người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày này, miền Bắc đang ở thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Nam Định đã tìm đến các bãi biển để “giải nhiệt”. Lượng người đến ngày càng đông khi trùng vào thời điểm ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

(LĐTĐ) Một nhóm học sinh gồm 5 em, chủ yếu sinh năm 2007, đã rủ nhau trốn bố mẹ ra bờ sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, để bơi lội. Do các em thiếu kỹ năng cộng thêm thời tiết nắng gay gắt nên đã khiến 2 em bị đuối nước...
Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thời tiết nắng nóng tại Hà Nội khiến các không gian vui chơi ngoài trời khá vắng vẻ. Người dân Thủ đô lựa chọn các khu vui chơi trong trung tâm thương mại có điều hòa mát mẻ, hoặc đến Công viên nước Hồ Tây tham gia các trò chơi giải nhiệt với nước...
Xem thêm
Phiên bản di động