Đông y chữa bệnh thấp tim
|
Bệnh thấp tim gây tổn thương ở các tổ chức liên kết đặc biệt là ở khớp và tim. Bệnh, xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A, thường được phát hiện vi khuẩn này trong họng bệnh nhân bị thấp khớp cấp. Liên cầu khuẩn gây bệnh là gián tiếp thông qua cơ chế tự miễn và gây thương tổn cho cả khớp lẫn tim. Triệu chứng chính gồm viêm đa khớp di chuyển - sưng nóng đỏ đau, viêm tim (nghe có tiếng ngựa phi, tiếng thổi tâm thu), nổi ban dưới da, sốt...
Các phương thuốc
Thấp tim thuộc chứng cấp, chứng nhiệt cho nên phép trị chính là thanh nhiệt, đồng thời tùy theo triệu chứng lâm sàng mà dùng thanh nhiệt sơ phong, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lợi thấp, thanh nhiệt lương huyết... Căn cứ vào các thể bệnh mà dùng các bài thuốc như dưới đây:
- Với thể phong nhiệt triệu chứng gồm có: sốt, đau họng, khát nước, các cơ - khớp đau nhức, di chuyển tại các khớp sưng, nóng, đỏ, đau, lưỡi đỏ, rêu vàng. Có thể dùng phương thuốc gồm các vị: thạch cao sống 40 gr, tri mẫu 12 g, quế chi 6 gr, cam thảo 6 gr, liên kiều 10 gr, sinh địa 12 gr, bồ công anh 16 gr, xích thược 12 gr, đan bì 12 gr, tang chi 12 gr.
- Thể thấp nhiệt triệu chứng thường là: sốt, người nặng nề, khát nước nhưng không muốn uống. Vùng khớp sưng to, nóng, tiểu tiện vàng đậm, rêu lưỡi vàng, đậm, nhớt. Trường hợp này có thể dùng bài thuốc gồm các vị: thiên niên kiện, độc hoạt, xích tiểu đậu, ý dĩ, liên kiều, tỳ giải, trạch tả, hoàng bá (mỗi loại 12 gr), hoạt thạch 20 gr, phòng kỷ, hạnh nhân, thương truật (mỗi loại 10 gr), chi tử, tầm xa (mỗi loại 8 gr).
- Với thể hư nhiệt triệu chứng thường xuất hiện là: người nóng, da khô, sốt về chiều (hoặc đêm sốt cao hơn), ra mồ hôi trộm, mệt mỏi, khát nước, chảy máu cam, hồi hộp, khớp đau nóng. Trường hợp này có thể dùng phương thuốc gồm các vị: mạch môn, sinh địa, hoài sơn, bạch linh 12 gr, huyền sâm, sơn thù, đan bì, đan sâm, trạch tả (mỗi loại 12 gr), ngũ vị 6 gr, liên kiều 8 gr, tri mẫu 10 gr.
- Thể huyết hư triệu chứng biểu hiện là: sốt nhẹ, các khớp đau nhức hoặc sưng nhẹ, đầu váng, mệt mỏi, sắc mặt tái nhợt, hồi hộp, khó ngủ, lưỡi vàng. Có thể dùng bài thuốc gồm: đương quy, xích thược, ý dĩ, kê huyết đằng, tang ký sinh, độc hoạt, địa long (mỗi loại 12 gr), xuyên khung 10 gr, hà thủ ô, hy thiêm (mỗi loại 16 gr), a giao 8 gr, hoàng kỳ 20 gr.
Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên là: cho 1 lít nước vào nồi đất cùng với các vị thuốc nấu kỹ còn lại 300 ml, rồi chia làm 3 lần dùng trong ngày, uống sau khi dùng bữa khoảng 30 phút.
Lương y Quốc Trung
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38