Đồng hành với người cận tử qua “Điểm đến của cuộc đời”
Dịch giả Di Li trình làng “đặc sản” của Thổ Nhĩ Kỳ | |
“Thức giấc ngủ đông” khơi nguồn sáng tạo cho giới trẻ |
“Điểm đến của cuộc đời” kể lại một hành trình không thể nào quên cùng những người kề cận cái chết, với kỹ thuật viết phi hư cấu, mang tính tự sự, lắng nghe, thấu cảm. Dấn thân vào một thế giới của những bi kịch và tổn thất khổng lồ, của phẩm giá và lòng tự trọng trong hoàn cảnh khắc nghiệt, của tất cả những gì thuộc về con người, ở mức độ dữ dội nhất, tác giả muốn đi tìm câu trả lời cho thôi thúc nội tâm: “Ta nên ứng xử thế nào trước cái chết, và sự chết có thể dạy ta điều gì cho cuộc sống?”.
Sau khi phát hành, “Điểm đến của cuộc đời” đã phải vài lần in nối bản để đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Ảnh: L.Q.V |
Những số phận bệnh nhân ung thư (nay đều đã mất) và diễn biến tâm lý ở các người thân của họ được kể trong cuốn sách, dù đang ở tầng bậc tột cùng của nỗi đau đớn, lại cho thấy những điều đẹp đẽ đến mức khiến ta nghẹn ngào: Bản lĩnh để đi qua bi kịch khó diễn đạt bằng lời, thái độ bình tĩnh của con người tự do trước cái chết, khao khát làm việc có ích, trỗi dậy vào những ngày tháng cuối cùng.
Đồng hành với họ qua cuốn sách, ta có thể được rất nhiều: Một nhận thức thấm thía về sự hữu hạn của con người, một thái độ điềm tĩnh trước điểm kết, lòng trân trọng cuộc sống, để từ đó bắt đầu rời xa những phù phiếm ồn ào, sắp xếp lại các ưu tiên, tập trung vào những điều cốt lõi khiến cuộc sống có ý nghĩa.
Tác giả Đặng Hoàng Giang chia sẻ: “Nhiều người đã liên lạc với tôi trong những giờ phút hoang mang nhất, khủng khiếp nhất. Việc được họ tin tưởng, hỏi ý kiến, hoặc chỉ chia sẻ cho nhẹ lòng, mang tới cho tôi một niềm vui đặc biệt, một sự giàu có hiếm trải qua, một cảm giác đầy đủ sâu sắc. Tôi đã được ở cạnh họ trong những giây phút riêng tư nhất của họ, khi chức vụ, danh tiếng, sắc đẹp không còn ý nghĩa gì cả, khi điều họ hướng tới chỉ là câu hỏi họ đã đi qua cuộc đời này thế nào, và họ sẽ từ giã nó ra sao...”.
Đặng Hoàng Giang tốt nghiệp kỹ sư tin học tại Đại học Công nghệ Ilmenau (CHLB Đức) và có bằng tiến sĩ kinh tế phát triển của Đại học Công nghệ Vienna (Cộng hòa Áo), hiện sống và làm việc tại Việt Nam. Anh là tác giả cuốn sách “Bức xúc không làm ta vô can” và “Thiện, Ác và Smartphone” cùng nhiều bài viết có ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.
Lê Quang Vinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40