Đơn vị gian lận về bảo hiểm: Người lao động có thể trực tiếp khởi kiện
Hơn 13.000 người lao động đang bị nợ tiền bảo hiểm xã hội | |
Xử lý nghiêm vi phạm trong chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi |
Mở rộng quyền khởi kiện đến các tổ chức, cá nhân
Đó là nội dung được đề cập đến tại Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), BH thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế (BHYT) và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự. Nghị quyết vừa được thông qua ngày 25/6/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2019.
Theo Tòa án nhân dân tối cao, thực hiện pháp luật về bảo hiểm, trong 5 năm qua, BHXH Việt Nam, BHXH các địa phương đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng chống tội phạm, xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Tuy nhiên, các hành vi nợ, trốn đóng và gian lận về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Người lao động có thể trực tiếp tố giác, khởi kiện chủ sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng, gian lận số tiền tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của mình. |
Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung 3 tội danh là tội gian lận BHXH, BH thất nghiệp; tội gian lận BHYT; tội trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động. Việc bổ sung này đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm, phần nào đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn và công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn còn có nhiều quy định định tính, chung chung và có cách hiểu khác nhau, cần có sự hướng dẫn để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật.
Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 41 của Quốc hội trong Tòa án nhân dân, để kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn xét xử, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận BHXH, BH nghiệp, Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự.
Theo Điều 7 của Nghị quyết: Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm quy định tại các Điều 214 215 và 216 của Bộ luật Hình sự, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan BHXH gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện cho người lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm quy định tại các Điều 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự thì thông báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, có thể thấy, với quy định này, người lao động ngoài việc uỷ quyền cho tổ chức Công đoàn tố giác, khởi tố, khởi kiện chủ sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng, gian lận số tiền tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của mình thì có thể trực tiếp thực hiện công việc này. Đây cũng là một công cụ hữu hiệu để người lao động bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, nhất là khi việc khởi kiện doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của tổ chức Công đoàn đang gặp nhiều khó khăn do vướng các quy định của luật và điều kiện thực tế.
Trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP, trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại các Điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và trong các hành vi đó chưa có lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tổng số tiền bảo hiểm của các lần bị chiếm đoạt bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng số tiền của các lần bị chiếm đoạt, nếu các hành vi được thực hiện liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội vừa chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp vừa gây thiệt hại mà số tiền bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại đều trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự thì xử lý. Cụ thể: Nếu số tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại đều thuộc khung hình phạt cơ bản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cơ bản. Ví dụ: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi lập hồ sơ giả BHXH chiếm đoạt 20.000.000 đồng và gây thiệt hại 150.000.000 đồng thì Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHXH, BH thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Hình sự. |
Bên cạnh đó, trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại các Điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự gây thiệt hại cho quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và trong các hành vi đó chưa có lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tổng số tiền của các lần bị thiệt hại bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng số tiền của các lần gây thiệt hại, nếu các hành vi được thực hiện liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội vừa chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp vừa gây thiệt hại mà số tiền bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại đều trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 214 và 215 của Bộ luật Hình sự thì xử lý. Cụ thể: Nếu số tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại đều thuộc khung hình phạt cơ bản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cơ bản. Ví dụ: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi lập hồ sơ giả BHXH chiếm đoạt 20.000.000 đồng và gây thiệt hại 150.000.000 đồng thì Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHXH, BH thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật Hình sự.
Nếu số tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại thuộc các khung hình phạt khác nhau thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cao hơn. Ví dụ: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi lập hồ sơ giả BHXH chiếm đoạt 20.000.000 đồng và gây thiệt hại 250.000.000 đồng thì Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHXH, BH thất nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 214 của Bộ luật Hình sự.
Nếu số tiền bảo hiểm bị chiếm đoạt, số tiền bị thiệt hại cùng một khung hình phạt tăng nặng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo cả hai tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Nguyễn Văn B thực hiện hành vi lập hồ sơ giả BHXH chiếm đoạt 150.000.000 đồng và gây thiệt hại 250.000.000 đồng thì Nguyễn Văn B bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHXH, BH thất nghiệp với tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm c,d khoản 2 Điều 214 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp người thực hiện hành vi làm giả hồ sơ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT, thẻ BHYT để chiếm đoạt tiền BHXH, BH thất nghiệp, BHYT hoặc gây thiệt hại, ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng quy định tại các Điều 214 hoặc 215 của Bộ luật Hình sự, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 của Bộ luật Hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37