Dồn sức hoàn thiện đường sắt đô thị
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ được kéo dài thêm 20 km. |
Theo đó, tại Hà Nội, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải thực hiện đầu tư tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) giai đoạn 1, tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông), chỉ đạo Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội thực hiện đầu tư 2 tuyến (tuyến số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội và tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo).
Dự kiến tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay dự án chưa được đưa vào khai thác.
Về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt, báo cáo cho biết, tại quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến tại Hà Nội sẽ xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305 km, nghiên cứu xây dựng kéo dài các tuyến để kết nối với các đô thị vệ tinh đồng thời quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị.
Dự kiến tại Hà Nội sẽ xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305 km, kéo dài tuyến Cát Linh - Hà Đông từ Hà Đông đến Xuân Mai, chiều dài khoảng 20 km. |
Theo quy hoạch này, sẽ kéo dài tuyến số 2A từ Hà Đông đến Xuân Mai, chiều dài khoảng 20 km, theo hướng Quốc lộ 6, bố trí đề pô tại Xuân Mai. Tuyến số 3 từ Nhổn đi đô thị vệ tinh Sơn Tây kéo dài theo hướng Quốc lộ 32, chiều dài khoảng 30 km. Thành phố HCM sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô với chiều dài khoảng 173 km, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (tramway hoặc Monorail) với chiều dài khoảng 57 km.
Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải, UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, từng bước thay đổi bộ mặt giao thông đô thị, đồng thời tạo nên dáng dấp đô thị hiện đại tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Liên quan đến nguồn lực, trong báo cáo gửi Quốc hội do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ký cho biết: Nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn vừa qua là 29.994 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội là 12.750 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 2 và tuyến số 3) và thành phố Hồ Chí Minh là 17.244 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 1, tuyến số 2). Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh: “Chính phủ khẳng định ưu tiên tập trung nguồn lực để hoàn thành các dự án đang triển khai trên địa bàn hai thành phố”.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng liên quan đến các dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội. Theo đó, đối với 4 dự án đường sắt đô thị đang triển khai đầu tư đã nhiều lần điều chỉnh tiến độ, trong đó, đối với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, UBND thành phố Hà Nội đã tích cực thực hiện công tác chuẩn bị tiếp nhận vận hành khai thác. Tuy nhiên, Dự án có nhiều vướng mắc, bị chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện gây bức xúc trong dư luận.
Phó Thủ tướng yêu cầu tổng thầu khẩn trương thực hiện đúng quy định về hồ sơ thiết kế Dự án được duyệt, cung cấp đầy đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu đánh giá an toàn hệ thống để đủ điều kiện chứng nhận an toàn hệ thống theo đúng quy định. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, đưa vào khai thác trong năm 2019 nếu bảo đảm tuyệt đối an toàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8736/VPCP-CN ngày 26/9/2019 của Văn phòng Chính phủ. Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư cùng với UBND thành phố Hà Nội, tổng thầu, tư vấn tập trung hoàn thiện việc đánh giá chất lượng và thủ tục hoàn thành Dự án theo đúng quy định pháp luật.
Hội đồng nghiệm thu nhà nước phối hợp với tư vấn sớm đánh giá kết luận nghiệm thu công trình theo đúng quy định. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội (với vai trò cơ quan tiếp nhận và quản lý khai thác Dự án này) cùng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải làm việc với chủ đầu tư, tổng thầu, tư vấn rà soát để đẩy nhanh việc chứng nhận an toàn hệ thống và có đủ các điều kiện theo đúng quy định để đưa dự án vào khai thác, bảo đảm sử dụng vốn đầu tư hiệu quả.
Với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 3) đoạn Nhổn - ga Hà Nội, Phó Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Thành phố thúc đẩy tiến độ Dự án trong thời gian qua; UBND thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện, phấn đấu hoàn thành Dự án trong năm 2021. Do Dự án phải điều chỉnh, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương xem xét, xử lý, trình cấp có thẩm quyền gia hạn, bổ sung hiệp định vay kịp thời và theo đúng quy định pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xem xét bố trí vốn năm 2019 và những năm tiếp theo, xử lý kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội về việc bổ sung kế hoạch vốn ODA cho Dự án theo đúng quy định. Bộ Xây dựng sớm hướng dẫn chủ đầu tư một số vấn đề liên quan đến hợp đồng, công tác nghiệm thu bàn giao.
Với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 2) đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, về điều chỉnh Dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội thực hiện trình tự, thủ tục về điều chỉnh Dự án theo đúng quy định. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp khẩn trương có ý kiến bằng văn bản về phương án thiết kế, thi công ga ngầm C9 để UBND thành phố Hà Nội hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại văn bản số 8240/VPCP-CN ngày 12/9/2019 của Văn phòng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ chủ trì họp về kế hoạch thực hiện và trình tự, thủ tục điều chỉnh Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) Yên Viên - Ngọc Hồi. Đối với các dự án giao thông trọng điểm khác, Phó Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31