Đồn là nhà, biên giới là quê hương

Bà con dân bản cảm ơn Đảng, Nhà nước và bộ đội Biên phòng (BĐBP) đồn Mù Cả nhiều lắm. Đó là câu nói cửa miệng của những người dân ở xã Mù Cả (huyện Mường Tè, Lai Châu), khi nói về lực lượng BĐBP, đồng thời khẳng định: Mù Cả giờ đang chuyển mình mạnh mẽ.
don la nha bien gioi la que huong Bắt giữ vụ vận chuyển 17.000 viên ma túy qua biên giới
don la nha bien gioi la que huong Phá chuyên án ma túy lớn nhất Tây Nguyên

Tương lai sẽ ngày một tươi sáng

Dẫu vẫn còn những khoảng cách xa xôi về địa lí, song ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về xã Mù Cả, thuộc huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu), mảnh đất biên cương của Tổ quốc là những bản làng của bà con dân tộc Hà Nhì, La Hủ, Kinh đang thay đổi từng ngày.

don la nha bien gioi la que huong
Các chiến sĩ Đồn biên phòng Mù Cả chuẩn bị đi tuần tra.

Khuất sau những con dốc, những đoạn đường ngoằn ngoèo hiểm trở suốt dọc đường chúng tôi lên Đồn biên phòng Mù Cả, là những cánh rừng trải dài xanh mướt mắt, những thửa ruộng bậc thang đang vội vàng lấy nước, những bản làng quần tụ với nhiều ngôi nhà lợp mái tôn đỏ tươi, khang trang. Và nữa, đó là những con đường trải nhựa, những công trình thủy lợi nối tiếp nhau đưa nước, đưa điện về thôn…

Nói về sự đổi mới của người dân nơi đây, ông Lỳ Tiến Dũng, Trưởng bản Xi Nế (xã Mù Cả) chia sẻ, không chỉ bản Xi Nế mà cả xã Mù Cả bây giờ khác xưa nhiều lắm. Đời sống kinh tế của người dân vùng biên hiện đã ổn định, dân bản bắt đầu quen dần với cuộc sống định canh, định cư.

Bên cạnh đó, con đường từ trung tâm huyện vào xã, hay những con đường tuần tra dọc biên giới giờ đã được Đảng, Nhà nước đầu tư xây dựng, nó không chỉ giúp đời sống người dân thuận lợi hơn, mà các chiến sĩ BĐBP cũng bớt đi nhọc nhằn trong lúc tuần tra.

Cũng theo Trưởng bản Xi Nế, chỉ mới đây thôi, để lên được Đồn biên phòng Mù Cả, người dân phải vượt qua khúc cua của con sông Đà rộng lớn, và những con dốc dài lúc lên, lúc xuống hun hút. Không kể trời nắng hay trời mưa, để lên được đến đồn biên phòng, người dân chỉ có một cách duy nhất là cuốc bộ. Nhiều người đã từng ví, để vượt qua được rất nhiều con dốc trơn trượt, dựng đứng ấy, quả thực là một “kỳ tích”.

Chia sẻ về lực lượng BĐBP xã Mù Cả, những người dân ở đây thường bảo, BĐBP giúp dân nhiều lắm. Đặc biệt là trong việc giữ gìn an ninh biên giới, xóa đói, giảm nghèo, cũng như các chương trình phối hợp giúp dân cày cấy, chăn thả gia súc, gia cầm…

“BĐBP đã đến tận các thôn bản hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp dân bản ổn định cuộc sống, thông qua các chương trình như: Hướng dẫn trồng lúa, nuôi cá, chăn thả dê, bò…đặc biệt, nhờ có Đảng, Nhà nước và BĐBP trường học ở đây được xây dựng khang trang hơn, sạch đẹp hơn, quan trọng nhất là lũ trẻ được tới trường đi học và tương lai chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi”, ông Dũng nói.

Cũng theo Trưởng bản Xi Nế, rất nhiều chương trình phối hợp giữa lực lượng biên phòng Mù Cả với người dân xã Mù Cả được triển khai như: Chương trình giúp dân xây dựng nông thôn mới, phối hợp với hội phụ nữ xã thực hiện chương trình 5 không, 3 sạch (sạch cửa, sạch nhà, sạch làng xóm; không sinh con thứ 3, không lấy chồng Trung Quốc phạm pháp…).

Thì chương trình phối hợp giữa các trạm Quân dân y trên địa bàn xã, trong việc giúp người dân chăm lo sức khỏe, yên tâm sản xuất, thể hiện được tình cảm gắn bó keo sơn giữa lực lượng biên phòng và người dân vùng biên giới. Qua đó, làm cho không khí vùng biên cương thêm khởi sắc…

Khi đồng bào các dân tộc là anh em…

Theo Trung tá Phan Văn Hóa, Đồn biên phòng Mù Cả đứng trên địa bàn xã Mù Cả (huyện Mường Tè, Lai Châu), hiện đang bảo vệ đoạn biên giới dài 5,663km, gồm 3 cột mốc là 18 (3) (đầu nguồn sông Đà), 17 (1) và 16 (2); giáp ranh với hai xã Leng Su Sìn, xã Sen Thượng của tỉnh Điện biên và huyện Giang Thành, huyện Lục Xuân (Vân Nam, Trung Quốc).

Vì thế, ngoài chức năng, nhiệm vụ nòng cốt là bảo vệ chủ quyền biên giới, thì công tác giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương, cũng như các chương trình phối hợp với lực lượng chức năng của nước bạn, bảo vệ an ninh biên giới, là một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.

Có thể nói, với các chương trình kết hợp như thành lập trạm Quân dân y kết hợp, giúp dân xây dựng chương trình nông thôn mới…chỉ là một trong rất nhiều các chương trình đã và đang được lực lượng biên phòng, Đồn biên phòng Mù Cả triển khai theo sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Lai Châu.

Tuy nhiên, tùy vào từng địa phương, từng địa bàn mà lực lượng biên phòng có những cách làm, cách triển khai khác nhau, qua đó đạt được những hiệu quả tích cực. Và Đồn biên phòng Mù Cả là một trong những đơn vị đã thực hiện rất tốt vấn đề này.

Để đạt được những thành công trên, theo Thiếu tá Trần Văn San – Chính trị viên ĐBP Mù Cả, bên cạnh sự nổ lực của các chiến sĩ đồn biên phòng Mù Cả, để xã Mù Cả đổi thay như ngày hôm nay còn có công lao rất lớn của các thế hệ lãnh đạo đi trước đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với người dân trong việc bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Qua đó, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, người dân bản tin tưởng hơn vào đường lối của Đảng, của Nhà nước và đặc biệt là tin tưởng vào các chương trình tuyên truyền do BĐBP thực hiện.

Có thể nói, với tinh thần "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", mệnh lệnh đặt ra với những người lính biên phòng từ trước đến nay vẫn là bảo vệ, giữ gìn an ninh, biên giới quốc gia. Trong đó, việc phối hợp với người dân địa phương, giúp người dân tại vùng biên ổn định cuộc sống, đồng thời tăng cường sự phối hợp với lực lượng biên phòng giữ gìn an ninh biên giới, có vai trò đặc biệt quan trọng.

Xác định nhiệm vụ trọng tâm đó, trong những năm qua, các chiến sĩ đồn biên phòng Mù Cả thường xuyên phối hợp với đoàn thể, lực lượng chức năng địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Nội dung tuyên truyền tập trung vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Luật Biên giới quốc gia; Luật An ninh quốc gia; Luật Quốc phòng; 3 văn kiện pháp lý về quản lý biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc; công tác phòng, chống tội phạm, vận động nhân dân không tham gia tiếp tay buôn lậu, vượt biên trái phép, tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc…

Trung tá Phan Văn Hóa chia sẻ: “Để bảo vệ vững chắc đường biên, cột mốc biên giới quốc gia. Cho đến nay, chúng tôi đã thực hiện bàn giao các cột mốc, đường biên từng bản, từng thôn để quản lý.

Cùng với đó, qua các công tác tuyên truyền, vận động thiết thực và có ý nghĩa như: Tuyên truyền pháp luật, giúp dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội…bà con đã thực sự tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, của Nhà Nước. Trong đó, công an, quân sự biên phòng là lực lượng nòng cốt trong việc tham mưu cho chính quyền địa phương giữ vững an ninh, chính trị trên địa bàn thời gian vừa qua.

Hiện nay trên địa bàn, tình hình chính trị ổn định, nhân dân yên tâm sản xuất, tập trung phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền biên phòng toàn dân và bản làng trên địa bàn hiện nhận được sự đồng thuận rất cao. Đời sống của người dân qua đó được nâng lên, an ninh biên giới được giữ vững…”.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

(LĐTĐ) Tháng 11 mang theo gió lạnh nhưng lại rất ấm áp với những kỷ niệm, niềm vui giản dị và sự kết nối tình thân. Hạnh phúc được là một hành trình khi có lòng biết ơn hiện tại và tận hưởng từng khoảnh khắc bình an.
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

(LĐTĐ) Phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đã “khoác màu áo mới” với đa dạng các loại phụ kiện, đồ chơi độc lạ chào đón lễ hội hóa trang trong ngày cuối cùng của tháng 10.
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức khóa học “Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ”.
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 26 - 27/10/2024, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024 với chủ đề "Bên nhau, mình là Nhà".
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), từ tháng 1/2021 - 10/2024, có khoảng 12.838 website tên miền bị lạm dụng, được sử dụng để vi phạm pháp luật; các tên miền quốc tế có tỷ lệ lạm dụng cao (81%).
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã được thành phố Hà Nội và các địa phương đặc biệt chú trọng. Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nâng cao sức khỏe tinh thần tại cộng đồng.
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung

Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung

(LĐTĐ) Theo chuyên gia khí tượng, nhiều khả năng do tương tác với không khí lạnh ở phía Bắc di chuyển vào phía Nam, khiến cho bão số 6 duy trì tương đối lâu trên biển trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng khu vực giữa và Nam Biển Đông hình thành một dải hội tụ nhiệt đới gây mưa kéo dài cho khu vực Trung Bộ; một số tỉnh có lượng mưa phổ biến từ 300-500mm trong vòng 3 ngày.
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Sáng nay (25/10), Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức Chương trình tư vấn chính sách, pháp luật về an sinh xã hội, quyền của đồng bào dân tộc thiểu số cho 200 đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Trong hai ngày (23-24/10/2024), đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Chữ thập đỏ 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn tổ chức các chương trình trao quà hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra trên địa bàn với tổng trị giá 217 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động